Thông thường, chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài và sẽ tự khỏi sau khoảng 3 ngày đến 1 tuần hoặc có thể dài hơn. Vì thế, khi bị rối loạn tiêu hóa, nhiều người thường có tâm lý chủ quan tự ý mua thuốc hoặc đi khám để điều trị. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng chứng rối loạn tiêu hóa lại rất dễ tái phát. Hơn hết, nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Khiến cho cơ thể bị đau bụng và làm thay đổi vấn đề đại tiện. Đây là một hội chứng tuy gây khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Song, khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do các triệu chứng gây ra. Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa là một hội chứng thông thường mà ai cũng có thể mắc phải.
Tuy chứng rối loạn tiêu hóa có thể chỉ xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời và để tình trạng kéo dài, rối loạn tiêu hóa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho đường ruột như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kéo dài
Rối loạn tiêu hóa có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này. Hậu quả có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ cũng rất dễ tái phát khi có các tác nhân từ môi trường bên ngoài tấn công vào hệ tiêu hóa.
Biểu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Do hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt nên khi có bất kỳ thay đổi nào từ bên trong và bên ngoài cơ thể đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, thường có biểu hiện sau:
- Tiêu chảy: Biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài hoặc những đợt vừa tiêu chảy vừa táo bón xen kẽ. Ở một số trẻ khác còn có thể bị nôn ói, bị các cơn co thắt, nuốt nghẹn, khó nuốt hoặc trớ sữa.
- Táo bón: Đây cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường thấy ở trẻ. Hệ quả của chứng táo bón sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm ăn, đau bụng, quấy khóc và hay nôn trớ.
- Ngoài ra còn có các biểu hiện như trẻ bị khó tiêu, đi phân sống, phân nhầy mỡ, phân đổi màu hay bú kém, đau bụng.
Phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em chủ yếu là dùng thuốc để làm giảm triệu chứng. Đồng thời kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh để lập lại cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Nhờ vậy giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhanh và hiệu quả hơn.
Nhằm khắc phục và ngăn chặn tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý:
- Cần bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con khi bị tiêu chảy. Có thể dùng thêm oresol cho trẻ dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thăn lợn, cà rốt, khoai tây,…
- Tránh các thực phẩm như các loại đậu, bắp cải, giá đỗ,… hay các loại trái cây có bột như lê, đào, mận.
- Bổ sung lợi khuẩn và các vi chất cần thiết để làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn kéo dài
Không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng là đối tượng rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, hội chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn lại thường có những biểu hiện bệnh lý khó lường.
Biểu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Sau đây là một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn thường gặp như:
- Đau bụng thường xuyên: Người bệnh thường bị đau nhiều ở vùng bụng bên trái hoặc ở những vị trí xung quanh vùng bụng. Tùy theo từng mức độ mà có thể đau từng cơn, đau nhói hoặc đau nhẹ âm ỉ.
- Đầy hơi: Người bệnh thường xuyên có cảm giác bụng căng ra như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu.
- Rối loạn đại tiện: Triệu chứng thông thường là bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể là kiết lỵ.
Ngoài ra bệnh rối loạn tiêu hóa còn xuất hiện những triệu chứng khác như: buồn nôn, ăn không ngon miệng, ợ chua…
Cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Chế độ ăn uống không hợp lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày là nguyên nhân chú yếu dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bởi điều này sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, giảm bài tiết men tiêu hóa,… Vì thế, tùy theo tình trạng rối loạn tiêu hóa mà bệnh nhân có thể có những cách xử lý khác nhau.
Song, nguyên tắc chung chính là: tăng cường hệ vi sinh đường ruột, lập lại cân bằng, kích thích cơ thể sản xuất men tiêu hóa, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nhờ đó mới có thể giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, tránh để tình trạng xảy ra trong thời gian dài.
Nhìn chung, tuy ai cũng có thể mắc rối loạn tiêu hóa nhưng nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy, đừng để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài vừa gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mà chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến tình trạng trở nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.