Bệnh trĩ là tình trạng rất thường gặp khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh lý này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, dễ bị stress, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân bà bầu mắc bệnh trĩ do đâu và bà bầu bị trĩ phải làm sao? Bài viết này của healthbeautycare.com.vn sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên, cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu là gì?
Có nhiều yếu tố tác động khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn bình thường. Dưới đây là một số yếu tố chính:
Áp lực từ tử cung
Thai nhi trong tử cung ngày càng phát triển, lúc này tử cung cũng sẽ lớn dần và sẽ ngày càng tạo áp lực lớn hơn cho vùng xương chậu. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung lớn gây áp lực lên hệ tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, gây sưng viêm, đau đớn và có thể chảy máu.

Tử cung lớn dần ở mẹ bầu gây áp lực lên hệ tĩnh mạch xung quanh hậu môn
Tăng hormone progesterone
Trong thai kỳ, hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn để tạo điều kiện nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Tuy nhiên, hormone này có khả năng làm tăng nguy cơ giãn thành tĩnh. Cùng với đó, việc tăng thể tích và tốc độ máu, điều này khiến tĩnh mạch mở rộng hơn và khả năng dẫn tới bệnh trĩ càng cao hơn.
Thường xuyên táo bón
Theo một nghiên cứu, có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón trong một thời điểm nhất định của thai kỳ, và đặc biệt nhiều người bị kéo dài nhiều tháng. Khi bị táo bón, việc đi đại tiện sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, tăng căng thẳng khi đi đại tiện, từ đó tăng nguy mắc bệnh trĩ.
Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu như thế nào?
Tùy theo các cấp độ trĩ mà các biểu hiện nặng nhẹ sẽ khác nhau. Tuy nhiên,các biểu hiện thường gặp khi bị bệnh trĩ ở bà bầu là:
Trong hoặc sau khi đi đại tiện ra máu tươi
Máu tươi khi đi ngoài chảy ra cùng với phân nhưng không lẫn vào phân. Ở giai đoạn bệnh trĩ nhẹ, lượng máu tươi ra ngoài ít và không thường xuyên xuất hiện. Còn ở các giai đoạn nặng hơn, bà bầu đi đại tiện ra máu thấy rõ và thường xuyên hơn, máu chảy nhiều hơn khi rặn mạnh.

Đi đại tiện ra máu tươi là một trong những nguyên nhân phổ biến khi bị trĩ ở bà bầu
Sa búi trĩ
Tùy vào thời gian và cấp độ bệnh trĩ mà tình trạng sa búi trĩ sẽ có biểu hiện khác nhau:
Ở giai đoạn trĩ độ 1: Búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn.
Ở giai đoạn trĩ độ 2: Búi trĩ sa xuống, lòi ra khi bà bầu rặn đại tiện và sau đó co lại khi đi vệ sinh xong.
Ở giai đoạn trĩ độ 3: Búi trĩ sa xuống, lòi ra ngoài và không tự co lên được, phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
Ở giai đoạn trĩ độ 4: Búi trĩ sa xuống, lòi ra ngoài khi đẩy lên chỉ cần ho nhẹ lại sa xuống và lòi ra ngoài.
Đau, rát hay mẩn ngứa, ra dịch nhầy khiến vùng hậu môn ẩm ướt, gây khó chịu
Các triệu chứng đau rát khó chịu, xuất hiện dịch nhầy bắt đầu rõ rệt từ trĩ cấp độ 2 và cũng diễn biến nặng dần theo trĩ độ 3, độ 4. Khi bà bầu bị trĩ độ 1, độ 2 sẽ thấy chảy máu và đau rát khi đại tiện. Lúc này nếu không kịp thời can thiệp điều trị sẽ dẫn tới biểu hiện bị sa lồi búi trĩ và các triệu chứng nặng.
Bị trĩ khi mang thai nguy hiểm không?
Bị trĩ lúc mang bầu tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và thể trạng của người mẹ:
Các biểu hiện của bệnh trĩ có thể khiến bà bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm trạng của bà bầu, từ đó ảnh hưởng đến thai nhi.
Bênh cạnh đó, nếu bệnh trĩ không được điều trị đúng cách từ giai đoạn đầu có thể diễn tiến nặng, gây nên các vấn đề như búi trĩ sa nghẹt hoặc gây tắc mạch, viêm loét và nhiễm trùng. Đây là các biến chứng nặng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Bà bầu bị trĩ phải làm sao?
Với những bà bầu bị trĩ ở thể nhẹ có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh:
Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
Chất xơ là yếu tố thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và giảm nguy cơ táo bón – nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Do đó, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (rau cải, súp lơ, cà rốt), các loại trái cây (táo, lê, chuối, cam), và ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, gạo lứt) vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, việc kết hợp thêm các loại đậu, hạt và các loại rau củ có tính nhuận tràng như khoai lang cũng sẽ góp phần làm tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn, giảm táo bón và các triệu chứng của bệnh trĩ
Uống đủ nước
Cơ thể bà bầu cần lượng nước nhiều hơn bình thường để duy trì quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm mềm phân, dễ dàng cho việc đi tiêu và giảm áp lực lên vùng hậu môn. Ngoài nước lọc, bà bầu có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây tươi không đường, nước canh rau, hoặc nước dừa để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất có lợi.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc yoga cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm triệu chứng trĩ ở mẹ bầu.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng
Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối loãng từ 10-15 phút mỗi ngày là biện pháp rất hiệu quả giúp giảm đau và giảm sưng viêm do trĩ. Nước ấm có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, giúp giảm căng thẳng, đau nhức ở vùng hậu môn, trong khi muối loãng có tính sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch và giảm viêm nhiễm. Bà bầu có thể ngâm mỗi ngày 1-2 lần, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, để cảm thấy dễ chịu hơn và tránh tình trạng viêm nhiễm.
Sử dụng gel bôi trĩ Hemoclin

Hemoclin giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra cho bà bầu
Hemoclin được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Với thành phần chiết xuất từ tự nhiên, Hemoclin không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn, phù hợp cho phụ nữ mang thai. Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, không có tác dụng phụ, giúp mẹ bầu yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ. Hemoclin giúp làm dịu cảm giác khó chịu, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi, mang đến sự thoải mái cho mẹ và an toàn cho thai nhi.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://healthbeautycare.com.vn/san-pham/hemoclin-dieu-tri-benh-tri.html
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn thắc mắc “bà bầu bị trĩ phải làm sao”. Với những biện pháp trên, bà bầu có thể giảm bớt sự khó chịu do trĩ gây ra và duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trĩ nghiêm trọng hoặc gây đau nhiều, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.