Bạn đang cảm thấy khó chịu, phiền toái vì bệnh trĩ và muốn tìm một giải pháp tự nhiên, an toàn để cải thiện tình trạng bệnh? Lá trầu không, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Với những đặc tính kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên, lá trầu không không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Cùng healthbeautycare.com.vn khám phá cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không qua bài viết sau đây nhé.
Vì sao lá trầu không có khả năng chữa bệnh trĩ?
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm nhẹ. Trong thành phần của loại lá này chứa các hoạt chất Betel-phenol, Chavicol, chất chống oxy hóa và Phenolic. Trong đó, Betel-phenol có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, làm co búi trĩ rất tốt. Còn Phenolic giúp kháng viêm, khử trùng vết thương và các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giảm đau dạ dày,ngừa táo bón,... Dưới đây là công dụng của lá trầu không đối với bệnh trĩ:
- Kháng khuẩn, kháng viêm: Trong lá trầu không có chứa hàm lượng betel phenol, đây là một loại tinh dầu sát khuẩn, có tính năng cầm máu tốt. Cụ thể trong 100 gam lá trầu không sẽ có khoảng 2,4% hoạt chất này. Sử dụng lá trầu không giúp làm sạch trực tràng, ống tiêu hóa. Từ đó giúp búi trĩ được thu nhỏ, giảm đau rát, ngứa ngáy.
- Chống oxy hóa: Lá trầu không chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cao, giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch trực tràng khỏi sự tấn công của gốc tự do. Ngoài ra, các thành phần này còn thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do bệnh trĩ gây ra nhanh chóng.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Hoạt chất Phenolic trong lá trầu không có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứng đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi, các triệu chứng của bệnh trĩ.
Lá trầu không có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả
Dưới đây là một số cách sử dụng lá trầu không để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ một cách hiệu quả.
Ngâm hậu môn bằng nước lá trầu không
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản và dễ thực hiện đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn là ngâm hậu môn với nước lá trầu không. Nước ngâm chứa tinh dầu và các hoạt chất từ lá trầu không dễ dàng thấm sâu, tác động vào búi trĩ. Nước ấm còn có tác dụng kích thích lưu thông mạch máu bên trong các búi trĩ, làm co trĩ, giảm các cơn đau rát, khó chịu và ngứa ngáy.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không
- 2 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất rồi rửa lại với nước.
- Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi, thêm 2 lít nước rồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Đợi nước nguội bớt rồi đổ nước ra chậu và dùng để ngâm vùng hậu môn khoảng 15 phút hoặc đến khi nước nguội.
Bạn nên thực hiện đều đặn cách này mỗi ngày 1 đến 2 lần trong vòng 4 tuần để giúp các triệu chứng của bệnh trĩ thuyên giảm. Lưu ý bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và tiến hành ngâm hậu môn.
Ngâm hậu môn trong nước lá trầu không giúp co trĩ, giảm đau rát, khó chịu
Xông nước lá trầu không chữa bệnh trĩ
Xông nước lá trầu không cũng là một trong những phương pháp cải thiện bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Hơi nước ấm nóng chứa tinh dầu lá trầu không không chỉ có tác dụng sát khuẩn, xoa dịu các tổn thương nhẹ mà còn giúp làm co búi trĩ và mang lại cảm giác thư giãn.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không
- 2 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất.
- Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi, đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 15 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, vệ tinh sạch sẽ vùng hậu môn và tiến hành xông vùng hậu môn cho đến khi nước nguội, cẩn thận để tránh bị phỏng.
Bạn nên áp dụng cách làm này mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
Xông hơi bằng lá trầu không giúp sát khuẩn, xoa dịu các tổn thương do bệnh trĩ gây ra
Đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ
Thêm một cách chữa bệnh trĩ đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn là giã nát lá trầu và đắp trực tiếp lên búi trĩ. Với cách này, tinh chất lá trầu không tác động trực tiếp, sát khuẩn và mang lại cảm giác dễ chịu ở búi trĩ, vùng da xung quanh.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không
- 1/4 thìa muối biển
- Băng gạc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Lấy chày giã nát lá trầu với một ít muối.
- Sau khi làm sạch vùng hậu môn, lấy phần nước bôi lên búi trĩ, còn phần bã đắp lên xung quanh vùng hậu môn và các vị trí đau rát, khó chịu.
- Dùng băng gạc hoặc vải sạch cố định lại khoảng 20 phút.
- Cuối cùng, bạn rửa sạch hậu môn với nước ấm.
Đối với phương pháp này bạn chỉ nên thực hiện mỗi ngày một lần, duy trì liên tục trong một tuần để cải thiện tình trạng bệnh.
Đắp lá trầu không giúp sát khuẩn và mang lại cảm giác dễ chịu ở búi trĩ
Xông hơi lá trầu không kết hợp các thảo dược khác để chữa bệnh trĩ
Ngoài sử dụng lá trầu không nguyên chất, bạn cũng có thể áp dụng lá trầu không kết hợp cùng các dược liệu khác như hạt gấc, bồ kết,... để tăng hiệu quả trong việc chữa bệnh trĩ.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không
- 5 hạt gấc
- 5 trái bồ kết
- 2 trái cau (bổ làm 4)
- 2 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất.
- Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi, đổ thêm 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Cho nước đã đun sôi vào chậu nhỏ và tiến hành xông hơi vùng hậu môn. Lúc nước nguội, bạn có thể tận dụng nước này để vùng hậu môn.
- Bạn có thể thực hiện 2 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ cải thiện đáng kể.
Kết hợp lá trầu không với bồ kết, cau, hạt gấc chữa bệnh trĩ
Ưu nhược điểm của phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Ưu điểm
- Nguồn gốc tự nhiên, an toàn: Việc sử dụng lá trầu không thường ít gây ra tác dụng phụ so với các loại thuốc tây, đặc biệt phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc muốn tìm kiếm phương pháp điều trị tự nhiên.
- Dễ tìm, dễ thực hiện: Lá trầu không dễ tìm và có giá thành rẻ, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các chợ truyền thống. Các bài thuốc từ lá trầu không thường rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện tại nhà với các bước đơn giản.
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Phương pháp này thường được xem là an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào.
- Hiệu quả hạn chế: Lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh trĩ nặng, sa trĩ, hoặc có biến chứng, lá trầu không không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa chuyên sâu.
- Nguy cơ dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong lá trầu không, gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng tấy ở vùng da tiếp xúc.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Nếu không thực hiện đúng cách, việc sử dụng lá trầu không có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng hậu môn, đặc biệt là khi có vết thương hở.
Nhược điểm
Với những cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không đơn giản trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin áp dụng tại nhà. Mặc dù những cách này có nhiều ưu điểm nhưng bạn nên gặp bác sĩ thăm khám trước để xác định mức độ trĩ trước khi áp dụng các phương pháp trên.