Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên nắng nóng bắt đầu kéo dài quanh năm. Do đó, nhu cầu sử dụng máy lạnh của người dân cũng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Điều này đã khiến cho không ít người mắc phải viêm mũi dị ứng máy lạnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như biết cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng máy lạnh là do đâu?
Ngày nay, viêm mũi dị ứng máy lạnh đã trở thành một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở nước ta, đặc biệt là vào mùa hè. Bệnh viêm mũi dị ứng do máy lạnh là tình trạng lớp niêm mạc của xoang mũi phản ứng với chất kích thích là luồng khí của máy điều hòa. Hệ quả là người bệnh sẽ có các biểu hiện phản ứng lại khi bị dị ứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,…
Bệnh lý này thường xảy ra ở các đối tượng thường xuyên sử dụng máy lạnh trong thời gian dài. Trong đó, dân văn phòng là những đối tượng có nguy cơ mắc phải viêm mũi dị ứng rất cao khi có thời gian tiếp xúc máy lạnh liên tục và tương đối dài. Đối với những người bình thường khi tiếp xúc luồng khí từ máy lạnh sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của họ. Song, với những người mẫn cảm, người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thì họ lại không thể thích nghi được với môi trường máy lạnh.
Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh trong môi trường kín cũng tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Như nấm mốc, virus, vi khuẩn, bụi bẩn,… cũng là những tác nhân gây tổn hại cho đường hô hấp. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ càng khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng do máy lạnh
Bệnh viêm mũi dị ứng bởi máy lạnh thường xảy ra với những người có cơ địa nhạy cảm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có thể diễn tiến thành mãn tính nếu người mắc không chữa trị dứt điểm kịp thời. Chính vì thế, bạn hãy lập tức chữa trị bệnh ngay khi phát hiện những triệu chứng ở giai đoạn khởi phát sau đây:
Hắt hơi: Bệnh nhân sẽ bị hắt hơi liên tục khi tiếp xúc với luồng khí lạnh lâu dài hoặc đột ngột di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh.
Sổ mũi, chảy dịch mũi, nghẹt mũi: Đây cũng là triệu chứng thường thấy ở người bệnh. Dịch mũi thường có màu vàng đục hoặc trong, dịch tiết ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.
Ho, đau họng: Luồng khí lạnh từ điều hòa cũng có thể kích thích vùng niêm mạc họng gây tình trạng khạc nhổ, ho liên tục gây đau họng.
Phù nề mũi: Đây là triệu chứng gây ra bởi các tác nhân có trong phòng kín, chúng sẽ xâm nhập qua đường hô hấp và gây sưng viêm, phù nề nghiêm trọng. Về lâu dài, bệnh nhân sẽ trở nên khó thở do đường thở bị bít tắc nên thường xuyên phải thở bằng miệng.
Đau nhức mũi: Là biểu hiện cho thấy tình trạng bệnh đã trở nặng, nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ chuyển biến thành viêm mũi mãn tính.
Các triệu chứng khác: Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể bị đau đầu, sốt, phù nề mắt, chóp mũi ửng đỏ, đau nhức toàn thân,…
Phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng điều hòa
Viêm mũi dị ứng điều hòa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm họng, viêm màng não, thấp tim,… nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, ngay khi phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng kể trên, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị càng sớm càng tốt. Thông thường, bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh sẽ được chữa trị theo các phương pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh
Khi khám bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc kháng H1, thuốc kháng viêm để sử dụng. Đây là loại thuốc có khả năng ức chế sự hoạt động cũng như tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Nhờ đó giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, chảy dịch và giảm đau do bệnh.
Điều trị ngoại khoa bằng công nghệ DNR
Khi tình trạng bệnh trở nặng và việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả gì với cơ thể. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp DNR để chữa trị. Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là không gây đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời, tỉ lệ thành công sau phẫu thuật cao và không làm ảnh tới lớp niêm mạc.
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi sử dụng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng do máy lạnh không ảnh hưởng quá trầm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi này diễn ra dai dẳng và rất dễ tái phát. Từ đó gây tác động xấu đến sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động phòng ngừa và bảo vệ bản thân bằng một số phương pháp sau.
- Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vừa phải ở mức 26 - 28℃ là phù hợp nhất.
- Không nên sử dụng điều hòa liên tục 24/7 và phải điều chỉnh luồng gió tránh thổi trực tiếp vào cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống cũng như vệ sinh máy lạnh định kỳ.
- Ăn uống đủ chất và khoa học, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng nhóm thực phẩm rau, củ, quả, thực phẩm giàu kẽm,… Đồng thời nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng như sữa, hải sản, các loại hạt,…
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để tăng chất điện giải cũng như đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
- Xây dựng lối sống lành mạnh từ thói quen ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao.
Nhìn chung, viêm mũi dị ứng máy lạnh là căn bệnh thường xảy ra với những người có cơ địa mẫn cảm và sức đề kháng yếu. Do đó, bệnh nhân cần tích cực điều trị bệnh ngay khi bắt đầu có những biểu hiện nhẹ để tránh xảy ra các biến chứng ngoài ý muốn. Đồng thời hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên để nâng cao sức khỏe của mình hơn nhé.