3 cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm được áp dụng phổ biến ngày nay

Ngày nay, viêm mũi dị ứng đã là bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy viêm mũi dị ứng không đe dọa nhiều đến tính mạng của người bệnh. Nhưng chúng mang lại nhiều phiền toái cũng như gây khó chịu cho bệnh nhân. Hiện có rất nhiều cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm được nhiều người áp dụng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các phương pháp sau để chọn lựa được giải pháp phù hợp nhất nhé.

 

 cách trị viêm mũi dị ứng


Cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm hiệu quả


1. Điều trị đặc hiệu (liệu pháp miễn dịch)


Một trong những cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm phổ biến hiện nay đó chính là điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị đặc hiệu thường được áp dụng cho những bệnh nhân đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng. Cơ chế điều trị của phương pháp này là làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp giải mẫn cảm. Hướng đến mục tiêu giúp cơ thể người bệnh thích nghi dần với dị nguyên. Theo đó, người bệnh sẽ được tiêm liều tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên (giống trong sản xuất vaccin) hoặc đặt thuốc dưới lưỡi.


Ưu điểm của liệu pháp điều trị này khá khả quan với tỉ lệ 60 – 80% bệnh nhân khỏi bệnh. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây các tác dụng phụ như ngứa tai, rất họng, ngứa miệng, ngứa lưỡi,… do việc đặt thuốc dưới lưỡi hoặc sốc phản vệ. Bên cạnh đó, thời gian điều trị theo liệu pháp miễn dịch có thể kéo dài từ 3 - 5 năm hoặc lâu hơn. Vì vậy, nếu muốn chữa khỏi viêm mũi dị ứng, người bệnh cần phải kiên trì điều trị tích cực.

 

cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm


2. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây


Đây là phương pháp thông thường được áp dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng như: thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm, thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng, tiêm thuốc chống dị ứng,…
Phương pháp điều trị này chủ yếu là điểu trị triệu chứng trong và sau thời gian dùng thuốc. Vì vậy, điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát.


3. Điều trị bằng biện pháp phẫu thuật


Đối với những trường hợp viêm mũi dị ứng do cấu trúc mũi bị lệch vách ngăn, gai vách ngăn, viêm mũi dị ứng có polyp hay bị thoái hóa cuống mũi sẽ được bác sĩ khuyên nên áp dụng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ giúp người mắc viêm mũi dị ứng cải thiện bệnh tới 60% do những tác nhân này gây ra.


Vì sao nên điều trị bệnh viêm mũi dị ứng sớm?


Bệnh viêm mũi dị ứng được xem là căn bệnh khá dai dẳng, khó chữa trị và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân điều trị sớm và nghiêm túc thực hiện liệu pháp chữa bệnh thì viêm mũi dị ứng hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi.
Hiện nay, có rất nhiều người mắc viêm mũi dị ứng thường chủ quan bởi bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Song, nếu bệnh nhân cứ tiếp tục để tình trạng bệnh tái phát liên tục cũng như không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Bởi khi tình trạng bệnh trở nặng, chúng có thể dẫn đến các biến chứng như:


- Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang.
- Việc viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ trỏ nên kém hơn, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
- Khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc. Hoặc do hành động gãi và dụi mắt nhiều cũng có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.
- Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là tiền tố gây khởi phát cơn hen suyễn. Do đó, so với người bình thường thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ có nguy cơ mắc hen cao hơn.


Biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng


Để phòng và giảm các triệu chứng bệnh, việc đầu tiên bạn cần làm là tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng. Theo đó, các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm nên được vệ sinh định kỳ. Không gian nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.


Bệnh nhân phải có một chế độ ăn uống khoa học, tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân.


Vào thời điểm giao mùa trong năm, bạn cần phải chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở các khu vực vùng cổ, ngực và mũi.
Họng, răng và miệng cũng cần được vệ sinh thật tốt. Vậy nên, bạn hãy đánh răng thường xuyên (ít nhất 2 lần/ngày) và súc họng nước muối sinh lý.


Việc xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc pha thêm một chút tinh dầu bạc hà cũng là 1 phương pháp tốt giúp thông mũi và giữ ẩm đường hô hấp hiệu quả.


Nhìn chung, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Trên đây là 3 cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như sự chỉ định của bác sĩ mà bạn sẽ có được liệu pháp chửa trị phù hợp. Đồng thời, bệnh nhân cần chú ý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để ngăn ngừa bệnh tái phát và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Tin liên quan