Viêm mũi dị ứng nên ăn gì để kiểm soát bệnh và tăng sức đề kháng

Bên cạnh việc tích cực chữa bệnh viêm mũi di ứng bằng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Chính vì thế, bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì đang là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có được


Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?


Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu là do tác động của các dị nguyên bên ngoài môi trường. Khi người bệnh tiếp xúc với bụi, phấn hoa, lông động vật,… hệ miễn dịch sẽ tự sản sinh ra histamine để đẩy những tác nhân gây hại trên ra ngoài cơ thể. Chính vì thế mà người bệnh viêm mũi dị ứng sẽ có những triệu chứng điển hình như hắt hơi và sổ mũi.


Tuy nhiên, histamine không chỉ có trong hệ thống miễn dịch mà chúng còn có mặt trong nhiều loại thực phẩm thường ngày. Điều này chứng tỏ những gì bạn ăn cũng có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới đây và bổ sung ngay các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình nhé.


1. Thực phẩm kháng histamine


Như đã giới thiệu ở trên, khi bị dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh histamine quá mức và gây ra các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, bạn cần sử dụng các loại thực phẩm kháng histamine để phá vỡ và ngăn chặn các thụ thể histamine trong cơ thể. Điều này sẽ giúp bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng dị ứng.

 

viêm mũi dị ứng nên ăn gì


Vì vậy, bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm giàu flavonoid tiêu biểu như quercetin, vitamin C, beta-carotene vừa có thể giúp ngăn chặn histamine, vừa giảm viêm hiệu quả. Cụ thể hơn đó là các loại thực phẩm sau:


-    Tỏi: Đây được xem là nguyên liệu có chứa một nguồn quercetin tuyệt vời cũng như cung cấp vitamin C và Kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.


-    Gừng: Là nguyên liệu có tác dụng giảm mức IgE, từ đó làm chậm quá trình tiết ra histamine trong cơ thể.


-    Hành tây: Bên cạnh tỏi, hành tây cũng là nguồn cung cấp quercetin dồi dào giúp ổn định việc sản xuất histamine vừa có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa giúp làm giảm triệu chứng viêm.


Nhìn chung, các gia vị như hành, tỏi, nghệ, gừng đều có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng chống dị ứng vô cùng hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn từ các loại gia vị này, bạn nên bổ sung chúng ngay vào chế độ ăn uống nếu đang mắc viêm mũi dị ứng.


2.  Thực phẩm giàu kẽm


Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu khoa học, người trưởng thành cần bổ sung 11mg kẽm/ngày đối với nam giới và 8mg/ngày đối với nữ giới. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

 

viem-mui-di-ung-nen-an-gi-2.jpg


Các loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể sử dụng là thịt bò, thịt gà, thịt cừu, bí ngô, hạt điều,…


3.  Thực phẩm giàu omega-3


Khi bị viêm mũi dị ứng, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo omega-3 cũng giúp chống viêm vô cùng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung omega-3 qua các loại thực phẩm như cá thu, cá hồi, hạt đậu nành, tảo, óc chó…


4.  Rau củ quả giàu vitamin C


Vitamin C đóng vai trò củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể nói vitamin C hỗ trợ rất tốt trong việc phòng và chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng. Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm ớt chuông, cherry, bưởi, ổi,… Song song đó, nước ép cà chua, cam, táo cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại bệnh hiệu quả.


5.  Lợi khuẩn/probiotic


Trong chế độ ăn uống hàng ngày có bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa. Vì vậy, bạn nên sử dụng thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn như soup miso, nấm sữa kefir, sữa chua Hy Lạp,… vào thực đơn của mình ngay nhé.

 

viem-mui-di-ung-nen-an-gi-3.jpg


Các loại thức uống tốt dành cho người bệnh viêm mũi dị ứng


Người bị viêm mũi dị ứng cũng nên chú ý đến các thức uống sau để hỗ trợ điều trị, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.


-    Nước lọc: Việc uống đủ nước lọc sẽ giúp thận bài tiết và thải độc tốt hơn cả.


-    Mật ong: Nhờ mang tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, mật ong giúp cơ thể đối phó tốt hơn với dị ứng. Do đó, khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể kết hợp sử dụng mật ong và tỏi hoặc dùng mật ong pha gừng ấm đều được.


-    Một số loại trà: Trà gừng và các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà xanh, trà tầm ma, trà bạc hà,… đều là những thức uống giúp cung cấp chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng rất tốt.


-    Nước ép trái cây: Các loại nước ép giàu vitamin C như nước ép ổi, cam, bưởi giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong khi đó, nước ép dứa, kiwi, cà rốt chứa nhiều vitamin A, E và K có tác dụng chống viêm và hỗ trợ tái tạo lại vùng niêm mạc mũi tổn thương.


Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng nên ăn gì hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả cho bạn. Nhờ đó bạn đã có thể xây dựng được cho riêng mình một chế độ ăn uống phù hợp hơn.

Tin liên quan