Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm mũi dị ứng được xem là bệnh lý khá phổ biến với mọi lứa tuổi. Bệnh viêm mũi dị ứng không đe dọa đến tính mạng của con người. Song chúng vẫn có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Có những phương pháp điều trị và phòng bệnh viêm mũi dị ứng nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh viêm mũi dị ứng. Từ đó biết được cách phòng và chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhé.

 

Viêm mũi dị ứng là gì


Viêm mũi dị ứng là gì? Tiêu chí phân biệt viêm mũi và viêm mũi dị ứng


Biểu hiện của viêm mũi dị ứng thường bao gồm 4 triệu chứng chính như: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (trong, loãng), nghẹt mũi. Đồng thời có thể kèm theo nhức đầu, ngứa họng và ho,... Thế nhưng những triệu chứng này sẽ làm người bệnh nhầm lẫn rằng mình chỉ mắc viêm mũi thông thường. Vậy, viêm mũi và viêm mũi dị ứng là gì? Hãy cùng xem cách phân biệt cả 2 bệnh lý này thông qua bản chất của chúng như sau:


-    Viêm mũi thông thường: Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus. Các triệu chứng bệnh diễn ra không đột ngột, người bệnh hắt hơi ít. Biểu hiện bệnh thường là bị nghẹt mũi nhiều và thường xuyên chảy nước mũi.


-    Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là do các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, không khí lạnh,… tác động khiến cơ thể tự sản sinh lượng histamine quá mức gây tình trạng dị ứng. Khác với viêm mũi thông thường, bệnh viêm mũi dị ứng có dấu hiệu nhanh và đột ngột như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi thường xuyên,…


Các dạng viêm mũi dị ứng và nguyên nhân gây bệnh


Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các tác nhân dị ứng có trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Các dị nguyên này có kích thước khá nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì thế, rất khó để xác định được loại dị nguyên nào gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng. Song bạn vẫn có thể tìm ra nguyên nhân nhờ vào các xét nghiệm dị ứng đặc biệt.
Theo đó, bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành 3 nhóm chính gồm:


-    Viêm mũi dị ứng theo mùa (có chu kỳ)


Viêm mũi dị ứng theo mùa chỉ xuất hiện vào một mùa nhất định và một thời điểm trong năm. Thông thường, bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa gặp nhiều nhất vào mùa xuân. Bởi trong thời điểm này, khí hậu nóng ẩm và trúng ngay mùa hoa nở rộ nên có nhiều phấn hoa, nấm mốc do mưa nhiều. Đây đều là những dị nguyên dễ kích ứng gây viêm mũi dị ứng.


Đặc biệt, đối với những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ cần phải chú ý trong thời điểm này. Bởi họ là những đối tượng rất dễ bị bệnh viêm mũi dị ứng khi vào mùa.


-    Viêm mũi dị ứng không theo mùa (không chu kỳ)


Đây là tình trạng viêm mũi do dị ứng xảy ra quanh năm và không theo một mùa hoặc thời điểm nhất định nào cả. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh ở bất kỳ thời điểm nào khi cơ thể bắt gặp một dị nguyên nào đó trong môi trường sống xung quanh như bụi bẩn, lông động vật, không khí lạnh,…


-    Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp


Những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, sợi bông, khí SO2, khí gas,… có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Theo đó, một số ngành nghề đặc trưng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.

 

viêm mũi dị ứng


Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng


Quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tuy không phức tạp nhưng cần phải xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như phương thức điều trị phù hợp.


Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng


Để phòng tránh cũng như hạn chế các tác nhân gây bệnh, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:


-    Nên đeo khẩu trang khi ra đường.
-    Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
-    Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
-    Hạn chế đi tới những nơi tập trung các yếu tố kích thích bệnh như vườn hoa, nhà kho nhiều bụi, khu vực có nhiều nấm mốc,…
-    Không tiếp xúc với các loại thú cưng có thể gây dị ứng.
-    Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã được xác định là từng gây dị ứng cho bản thân.
-    Cai thuốc lá, thuốc lào.
-    Rửa sạch và làm ẩm mũi bằng cách sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên.


Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc


Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc kháng sinh là phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quá lạm dụng hoặc sử dụng thuốc sai cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.


Một số loại thuốc phổ biến dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như:


-    Thuốc kháng histamine như clorpheniramin, Loratadine, Fexofenadine,… giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi hiệu quả.
-    Thuốc chống viêm chứa Flixonase,  Pivalone,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm viêm loét niêm mạc ở mũi.
-    Tiêm thuốc chống dị ứng.
-    Sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid.


Áp dụng liệu pháp phẫu thuật


Phương pháp này được sử dụng đối với những trường hợp viêm mũi dị ứng đặc biệt. Như cấu trúc mũi bị lệch vách ngăn, xuất hiện polyp hay bị thoái hóa cuống mũi. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng cải thiện bệnh tới 60% do những tác nhân này gây ra. Nhằm đảm bảo an toàn cũng như hạn chế những rủi ro khi phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ thực hiện uy tín và chất lượng.


Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân cũng như cách phòng và điều trị bệnh sao cho hiệu quả. Tuy đây là bệnh lý phổ biến và hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu lựa chọn phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Song chúng vẫn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện những triệu chứng viêm mũi dị ứng để điều trị và bảo vệ sức khỏe đúng cách.

Tin liên quan