Tìm hiểu về căn bệnh trào ngược dạ dày

Theo thống kê những năm gần đây, có đến 60% dân số có biểu hiện mắc bệnh trào ngược dạ dày ít nhất 1 lần trong tháng. Ở các nước Đông Nam Á, tỷ lệ người chẩn đoán bị chứng bệnh này chiếm từ 2,5% - 7% tùy theo mỗi quốc gia. Vậy đây là căn bệnh gì? Chúng ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cái nhìn tổng quan bạn nhé.

 

trào ngược dạ dày


Trào ngược dạ dày là bệnh gì?


Bệnh trào ngược dạ dày hay còn có tên khoa học khác là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Sở dĩ gọi tên như vậy bởi triệu chứng của căn bệnh này là dịch tiêu hóa từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Dịch vị ấy khiến lớp niêm mạc thực quản bị tác động, nếu lâu dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm.


Cũng như nhiều loại bệnh khác, chứng bệnh này được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây nguy hiểm ngoài việc khiến bệnh nhân khó chịu. Tuy nhiên nếu tình trạng tiếp diễn và kéo dài mà không được chữa trị sẽ dẫn tới những biến chứng. Thậm chí chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và nhận lời tư vấn phù hợp. Triệt tiêu mầm bệnh từ những giai đoạn đầu sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.


Tại sao bị bệnh trào ngược dạ dày?


Có 3 nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh trào ngược dạ dày khó chịu này. Đa phần chúng bắt nguồn từ thói quen không lành mạnh mỗi ngày. Từ đó từng chút thay đổi, làm cho tình trạng bệnh dần nặng hơn.


Do lạm dụng thuốc tây quá độ


Thuốc tây là một phát minh vĩ đại, chúng giúp rút ngắn thời gian, nâng cao công hiệu chữa trị. Tuy nhiên, cổ nhân có câu “Thuốc có 7 phần dược 3 phần độc” nhằm chỉ ra những tác hại ẩn trong thuốc. Ngày nay, việc lạm dụng quá độ các loại thuốc tây từ đau đầu, cảm cúm, kháng sinh, hạ sốt...đã khiến cơ thể bị rối loạn chức năng. Mỗi khi uống thuốc, 2 nơi chịu tác động đầu tiên là dạ dày và ruột. Nếu uống thuốc quá liều trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể có phản ứng phụ. Một trong số đó là trào ngược dạ dày.


Do ăn uống, sinh hoạt kém khoa học


Thói quen ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Có rất nhiều điều nhỏ nhặt trong việc ăn uống bạn không để ý. Tuy nhiên chúng lại gây tác động lớn đến cơ thể của bạn. Ví dụ như việc thường xuyên ăn quá no khiến dạ dày bị quá tải. Hoặc ăn nhiều thức ăn cay, nóng, dầu mỡ làm tổn thương dạ dày, thành ruột. Ít ăn rau xanh, chất xơ cũng khiến hệ tiêu hóa như một cỗ máy không được tra dầu nhớt.Toàn bộ những điều ấy là nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.


Do mang trong mình bệnh lý khác


Một số người đang mang trong mình những bệnh lý về hệ tiêu hóa như nhiễm khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… Những căn bệnh này ảnh hưởng xấu đến việc dạ dày tiêu hóa thức ăn, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị…
Ngoài 3 nguyên nhân chính vừa kể trên, cũng có những nguyên nhân khác đi kèm. Điển hình nhất như bị stress kéo dài, một số phụ nữ trong thai kỳ, những người bị béo phì… Dẫu cho bắt nguồn từ nguyên nhân nào chăng nữa, việc bị trào ngược dạ dày đều gây nên ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân.

 

bệnh trào ngược dạ dày


Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày


Với những biểu hiện triệu chứng ban đầu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị… sẽ làm bệnh nhân chủ quan. Bởi những triệu chứng ấy không gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe bệnh nhân. Chúng chỉ gây chút khó chịu mà thôi. Đó là lý do nhiều người phớt lờ, không quan tâm làm cho bệnh tình trở nặng. Một khi đã tiến đến giai đoạn mạn tính, việc chạy chữa sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Một số tác hại khôn lường của bệnh trào ngược dạ dày bạn cần biết.


Viêm loét thực quản


Khi ợ chua kéo dài, dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản thường xuyên. Chúng làm tổn thương niêm mạc thực quản. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét thực quản. Thực quản bị thu hẹp lại, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt. Từ đó làm cho cơ thể trở nên chán ăn, suy yếu, ảnh hướng lớn đến sức khỏe.


Viêm đường hô hấp


 nghe hơi khó tin bởi bạn nghĩ rằng hệ hô hấp và hệ tiêu hóa không có sự liên quan với nhau. Tuy nhiên chúng có mối liên hệ mật thiết đấy bạn nhé. Nếu dịch dạ dày trào ngược lên thực quản liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến mũi, họng thậm chí phổi của bạn. Bạn rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản… Trường hợp nặng sẽ gây nên suy phổi, thường xuyên khó thở, khò khè.


Ung thư thực quản


 Ung thư có nguy cơ hình thành khi bạn bị trào ngược dạ dày lâu năm mà không điều trị. Trước khi tiến đến giai đoạn ung thư, bệnh nhân sẽ mắc phải Barrett thực quản. Những axit trong dịch vị dạ dày tấn công biểu mô thực quản, làm chúng bị thương tổn và xuất hiện biểu mô tiền ung thư. Do đó việc thăm khám thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những biến đổi trong cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tin liên quan