Suy giãn tĩnh mạch và những hậu quả khó lường

Một căn bệnh mà lứa tuổi trung niên trở lên thường gặp phải là suy giãn tĩnh mạch. Căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, đặc biệt là phái nữ. Vậy đây là bệnh gì? Nó tác động đến bệnh nhân ra sao? Làm thế nào để phòng chống cũng như điều trị bệnh này? Hãy cùng chúng tôi giải đáp toàn bộ câu hỏi trên ở bài viết này nhé. Bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người quanh bạn đấy.

 

suy giãn tĩnh mạch


Suy giãn tĩnh mạch là gì?


Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh thường gặp ở người trên 30 tuổi. Căn bệnh khiến cho chức năng đưa máu trở về tim của tĩnh mạch bị suy giảm. Từ đó gây nên hiện tượng ứ đọng máu làm biến dạng tĩnh mạch. Dân gian thường gọi bệnh này với cái tên “Nổi mạch máu”. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn nữ giới do một vài đặc thù riêng. Trên lý thuyết, bệnh suy dãn có thể xảy ra đối với bất cứ tĩnh mạch nào trong cơ thể. Tuy nhiên, tĩnh mạch chân là nơi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi chân luôn phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong thời gian dài.


Bệnh suy tĩnh mạch chia thành 2 loại là suy tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông. Tĩnh mạch sâu nằm trong các khối cơ không thể thấy bằng mắt thường. Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da. Vậy nên khi bị giãn tĩnh mạch nông ta có thể dễ dàng quan sát các biểu hiện của bệnh.


Theo thống kê tại Việt Nam, hơn 45% người trên 50 tuổi mắc phải bệnh này. Có tới 80% bệnh nhân không hiểu biết rõ về bệnh. Đồng thời 91% người lớn tuổi không điều trị suy dãn tĩnh mạch. Họ xem như đó là một sự thay đổi tất yếu của tuổi già và từ chối chữa trị.


Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch


Nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch


Phần lớn nguyên nhân của bệnh là do yếu tố tác động bên ngoài trong thời gian dài. Có thể kế đến những nguyên nhân tiêu biểu như:


-    Do ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi một chỗ liên tục nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt nhân viên văn phòng, bán hàng siêu thị, phục vụ… là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
-    Do tác động bên ngoài như mang giày cao gót, mang vác nặng trong thời gian dài… Chúng gây sức ép lên chân từ đó khiến tĩnh mạch bị giãn.
-    Bị chấn thương do lao động hoặc chơi thể thao.


Bên cạnh đó, yêu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, các nhân tố tác động khác khiến cho tĩnh mạch bị ảnh hưởng xấu.


-    Tuổi cao khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.
-    Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai.
-    Bệnh nhân cao huyết áp dẫn đến thành mạch máu bị tác động.
-    Viêm tĩnh mạch hoặc khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh sẽ hình thành nên khối máu đông trong tĩnh mạch. Từ đó cản trở dòng lưu chuyển của máu và gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch.
-    Các chất độc hại trong thuốc lá chính là một phần nguyên nhân của bệnh này.

 

suy giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch chân


Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch


Triệu chứng bệnh chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau.


Triệu chứng trong giai đoạn đầu:


-    Thường xuyên bị đau chân, mỏi chân, có thể bị phù chân nhẹ.
-    Bị chuột rút vào ban đêm với tần suất cao.
-    Những vùng da mỏng như đùi, sau đầu gối xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti có thể thấy bằng mắt thường khi nhìn gần.
-    Gặp khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên. Đôi khi bị rát, đau âm ỉ khu vực tĩnh mạch bị giãn.
Triệu chứng trong giai đoạn hai:
-    Phù mắt cá nhân hoặc bàn chân.
-    Màu sắc da thay đổi do máu ứ đọng trong thời gian dài.
-    Các tĩnh mạch trương phồng, gây nên đau nhức ở chân. Các tĩnh mạch hiện rõ đặc biệt là ở vùng bắp chân.
-    Xuất hiện những mảng bầm trên da dù không bị tác động từ bên ngoài.


Triệu chứng trong giai đoạn biến chứng:


-    Chảy máu do tĩnh mạch bị vỡ.
-    Chân bị sưng to, đau buốt.
-    Các tĩnh mạch nổi rõ và dày, khi sờ vào thấy cứng.
-    Xuất hiện những vết loét ở chân. Vết loét lan rộng và gây nhiễm trùng.


Những hệ quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch ít ai ngờ tới


Bệnh suy giãn tĩnh mạch trước đây ít được để ý bởi chủ yếu xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay tình trạng “trẻ hóa” bệnh ngày càng tăng. Tỷ lệ bệnh nhân thuộc độ tuổi 30 tăng vọt. Đây là căn bệnh được đánh giá là lành tính, ít gây nguy hại đến người bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan, phớt lờ bệnh.


Nếu bệnh biến chứng, bệnh nhân có thể bị loét chân, thậm chí phải cắt chi khi bị viêm loét nặng. Máu không được di chuyển theo dòng, tạo nên những khối máu đông. Các khối máu này có thể gây nên tắc mạch máu ở phổi, tắc mạch máu vành tim khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Hoặc máu đông gây nghẽn mạch máu não, làm tình trạng thiếu máu não xảy ra.


Rất nhiều hệ quả khó lường nên bạn hãy luôn chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy tạo thói quen tốt cho cơ thể để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tin liên quan