Công Ty TNHH Chăm Sóc Khỏe và Đẹp Việt Nam

Rối loạn tiêu hóa và những hệ lụy không ngờ từ căn bệnh này

3/30/2023 3:27:00 PM

Người xưa có câu “từ gót đến đầu, đau đâu khổ đấy”, dù mắc bất cứ bệnh nào cũng sẽ khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả tinh thần. Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh thường gặp phải, đặc biệt là người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó chịu này. Đồng thời những hệ lụy khôn lường nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh rối loạn tiêu hóa trong bài viết này nhé.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp trục trặc dẫn đến các triệu chứng bất thường ở bệnh nhân. Sự co thắt bất thường của các cơ vòng tiêu hóa khiến cho bệnh nhân bị đau bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc rối loạn chức năng đại tiện. Rối loạn tiêu hóa làm cho bệnh nhân rơi vào mệt mỏi, đau đớn, khó chịu. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần. 

Hệ tiêu hóa bao gồm rất nhiều bộ phận như miệng, thực quản, dạ dày, ruột… Bất kỳ cơ quan nào gặp vấn đề rối loạn sẽ kéo theo cả hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Rối loạn tiêu hóa kéo dài còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế chớ xem thường những biểu hiện, triệu chứng ban đầu bạn nhé. 

 

Rối loạn tiêu hóa là gì?

 

Có 2 loại rối loạn tiêu hóa là:

 

  • Rối loạn tiêu hóa không do bệnh lý: Bắt nguồn từ việc ăn phải thức ăn biến chất, không phù hợp với cơ thể. Do đó cơ thể phản ứng và đào thải nhanh chóng thông qua bài tiết. Trường hợp này sẽ rất nhanh khỏi (từ 1-3 ngày), sau khi đào thải hết độc tố trong cơ thể.

     

  • Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Bắt nguồn từ việc hệ tiêu hóa đã và đang gặp vấn đề. Có thể là viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, sỏi mật… Với trường hợp này, bắt buộc bạn phải điều trị theo liệu trình cụ thể để phục hồi lại các chức năng của cơ thể.

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa

 Người mắc rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng đặc trưng như:

 

  • Đau bụng: Đây là biểu hiện đặc trưng nhất. Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi người có mức độ đau khác nhau. Có khi chỉ đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp đau dữ dội. 

     

  • Đầy hơi, chướng bụng: Vùng bụng luôn có cảm giác căng tức, khó chịu. Khi vận động sẽ rất khó khăn và mệt mỏi. Đồng thời người bệnh cũng bị ợ chua, buồn nôn. 

     

  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Tùy thuộc vào cơ địa cũng như nguyên nhân mà bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng sẽ xen kẽ vừa tiêu chảy vừa táo bón.

     

  • Nôn mửa: Rối loạn tiêu hóa khiến ruột không hấp thu thức ăn cũng như lượng nước một cái tối ưu. Điều này dẫn đến thức ăn trào ngược dẫn đến hiện tượng nôn mửa. 

     

  • Mất nước: Khi bị rối loạn tiêu hóa nặng (tiêu chảy, nôn mửa) sẽ làm bệnh nhân mất nước trầm trọng. Điều này dẫn đến suy nhược cơ thể.

     

  • Chán ăn cũng là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Chúng tôi tạm chia thành nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.

 

Nguyên nhân bên ngoài: Do việc ăn uống gây nên rối loạn tiêu hóa. Ví dụ như ăn phải thức ăn ôi thiu, không hợp vệ sinh, thức ăn chứa vi khuẩn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Bên cạnh đó, một người bị stress kéo dài cũng có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa rất cao. Tâm lý căng thẳng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cuối cùng, sử dụng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ cũng là nguyên nhân gây bệnh. Lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên mất cân bằng hệ tiêu hóa.

 

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

 

Nguyên nhân bên trong: Là những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân. Một người có tiền sử các bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích…sẽ rất dễ mắc phải rối loạn tiêu hóa kéo dài. Tình trạng bệnh lặp đi lặp lại do hệ tiêu hóa liên tục chịu tác động xấu bởi những căn bệnh kia.

 

Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, uống gì?

Hệ quả của rối loạn tiêu hóa đối với người mắc phải

Rối loạn tiêu hóa tác động tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. Tùy vào đó là bệnh cấp tính hay mạn tính mà sức ảnh hưởng của chúng khác nhau. Với bệnh cấp tính, bệnh nhân sẽ chỉ bị ảnh hưởng trong một vài ngày. Sử dụng biện pháp chữa trị đơn giản là bệnh sẽ chấm dứt, trả lại cuộc sống thường nhật cho người bệnh.

 

Tuy nhiên, trường hợp mạn tính thì ngược lại. Do bệnh thường xuyên tái phát, kéo dài dai dẳng sẽ làm cho tinh thần bệnh nhân uể oải, sức khỏe cũng bị suy sụp. Quan trọng hơn, rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm khác như: Biến chứng tụy (viêm tụy, ung thư tụy), biến chứng gan (viêm gan, xơ gan), hoặc gây nên tiểu đường, bệnh tuyến giáp, sỏi mật, viêm túi mật…

 

Để không xảy ra hệ lụy trên, khi có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, bạn hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn chữa trị kịp thời và hiệu quả. 

Tin tức nổi bật