Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? 7 nhóm thực phẩm không tốt cho dạ dày

Bài viết gồm có:

  1. Người mắc rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
  2. Một số lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa
  3. Cách chăm sóc cho người mắc rối loạn tiêu hóa

 

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần phải thận trọng hơn trong việc ăn uống. Bởi nếu vô tình sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp sẽ càng khiến cho tình trạng bị rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần phải biết được rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để tránh sử dụng trong quá trình điều trị. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn 7 nhóm thực phẩm cần tránh khi bị rối loạn tiêu hóa.

 

rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì


Người mắc rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?


Bên cạnh những nhóm thực phẩm lành mạnh cho người bị rối loạn tiêu hóa đã được giới thiệu ở bài viết trước. Thì bạn cũng cần phải biết rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì nhằm phòng ngừa các nguy cơ khiến tình trạng trở nặng hơn. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn cần chú ý:


1. Thực phẩm tái sống, chưa chín


Những thức ăn tái sống như tiết canh, gỏi cá sống, thức ăn ôi thiu,… đều là những món mà người mắc rối loạn tiêu hóa cần tránh xa. Bởi chúng đều chưa được chế biến chín, tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây tổn thương cho đường ruột. Theo đó, hệ tiêu hóa sẽ phản ứng và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp có thể gây ngộ độc thực phẩm sau khi ăn.

 

thực phẩm tái sống

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn thực phẩm tái sống, chưa chín


2. Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ


Thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng thường dễ gây thêm bệnh cho những người vốn có hệ tiêu hóa không tốt. Vì thế, bạn cần tuyệt đối nên tránh xa những thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn hay để trong tủ lạnh quá lâu, các thức ăn vỉa hè không hợp vệ sinh. Điều này sẽ giúp bạn tránh xa được các nguy cơ trở bệnh nặng hơn, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.


3. Thực phẩm chứa chất kích thích


Các chất kích thích có trong thuốc lá, rượu bia, cafe không tốt cho người mắc bệnh. Các triệu chứng như đau ngực, trào ngược dạ dày, khó nuốt sau khi sử dụng các loại thực phẩm này đều là những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.


4. Thực phẩm chứa nhiều đường


Bánh ngọt, nước ngọt, socola, trái cây khô, đóng hộp,… là các loại thực phẩm chứa nhiều đường mà bạn cần hạn chế sử dụng khi bị rối loạn tiêu hóa. Vì lúc này, cơ thể sẽ không thể dung nạp được và khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải. Dễ gây tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng cho những đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích.

 

rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều đường


5. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ


Những loại thực phẩm chứa nhiều lượng dầu mỡ như các món chiên, xào, thức ăn nhanh hay các thực phẩm có chất béo động vật dồi dào dễ khiến cho ruột bị co thắt nhiều. Từ đó càng gây đau nhức và khó chịu ở vùng bụng cho người bệnh.


6.  Hải sản


Sử dụng các loại hải sản như tôm, cua,… cũng có thể khiến cho người bị rối loạn tiêu hóa gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, bạn cần hạn chế hoặc chú ý cẩn thận ăn hải sản trong khi bị rối loạn tiêu hóa.


7.  Sữa và các chế phẩm từ sữa


Sau cùng, để giải đáp cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì, người bệnh nên tránh các loại sữa động vật, chế phẩm từ sữa. Vì trong thành phần của sữa có chứa đường lactose khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, táo bón, đau quặn ở bụng. Đặc biệt ở những người không dung nạp được lactose thì càng cần phải tránh xa nhóm thực phẩm này.
Nếu như bé cần uống sữa, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.


Một số lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa


Để có được một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cần chú ý:
-    Cung cấp đủ nước và chất điện giải cho cơ thể, đặc biệt là kali. Vì khi bị tiêu chảy, khoáng tố này rất dễ bị thất thoát ra ngoài, gây mất cân bằng dinh dưỡng.
-    Bổ sung thêm chất đạm bởi chúng có công dụng vừa tái tạo niêm mạc đường ruột vừa tổng hợp kháng thể.
-    Nên bổ sung thêm vitamin, chất xơ nhằm giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy bụng.


Cách chăm sóc cho người mắc rối loạn tiêu hóa


Chia nhỏ nhiều bữa


Việc dung nạp nhiều món ăn vào cơ thể trong một bữa sẽ càng khiến cho đường tiêu hóa trở nên quá tải. Chính vì thế, bạn nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn. Nhờ đó vừa giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong dạ dày hiệu quả hơn.


Sử dụng thực phẩm sạch


Việc sử dụng các loại thực phẩm không hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Theo đó, bạn nên tìm hiểu nhóm thực phẩm organic và lựa chọn chúng. Bởi đây đều là những sản phẩm hữu cơ được chứng minh tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Đồng thời chúng cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Nghỉ ngơi hợp lý


Hãy giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi đúng giờ và không nên thức khuya để giúp thư giãn tinh thần. Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thêm những phương pháp giảm căng thẳng như yoga, ngồi thiền, tập thể dục thể thao,… đều đặn mỗi ngày.


Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức khi bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì. Từ đó bạn sẽ có được những lựa chọn phù hợp hơn cho chế độ ăn uống trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa. Chúc các bạn mau chóng phục hồi và khoẻ mạnh.

Tham khảo thêm: đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn

Tin liên quan