Rối loạn tiêu hóa ăn gì và kiêng gì theo lời khuyên của các chuyên gia

Rối loạn tiêu hóa ăn gì?
Thức uống lành mạnh dành cho người bị rối loạn tiêu hóa
Những thực phẩm cần kiêng khi bị rối loạn tiêu hóa

 

Sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc thiếu chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế, người bị rối loạn tiêu hóa cần phải chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Vậy rối loạn tiêu hóa ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe tốt hơn? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

 

rối loạn tiêu hóa ăn gì


Rối loạn tiêu hóa ăn gì?


Người mắc rối loạn tiêu hóa ăn gì cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chữa trị. Do đó, khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần phải chú trọng đến chế độ ăn uống của mình hơn. Sau đây là top 5 nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà người bệnh nên sử dụng.


1. Sữa chua


Sữa chua là sản phẩm được làm từ sữa đã được lên men tự nhiên và chứa lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng sữa chua thường xuyên giúp bạn cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh.


2. Trái cây


Các loại trái cây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,… rất tốt cho cơ thể. Một số loại trái cây người mắc rối loạn tiêu hóa nên sử dụng như:
-    Chuối: cung cấp Kali và chất điện phân cho cơ thể, giảm triệu chứng tiêu chảy, mất nước hiệu quả.
-    Dứa: giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein, giảm đầy hơi, chướng bụng.
-    Bơ: duy trì các chức năng tối ưu cho hệ tiêu hóa, túi mật, tuyến tụy và gan.
-    Táo: giàu pectin và chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm ruột kết.
-    Đu đủ: chứa enzyme papain hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) và rối loạn tiêu hóa.


3. Ngũ cốc nguyên hạt


Ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ cao, một số sợi ngũ cốc hoạt động như prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Chính vì thế, ngũ cốc có vai trò cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, làm giảm chứng táo bón. Bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc phổ biến như yến mạch và sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất.

 

rối loạn tiêu hóa nên ăn gì


4. Rau củ quả


Bổ sung các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày để tăng lượng chất xơ có ích trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa. Nhờ đó giúp cải thiện chứng táo bón, chống co thắt đại tràng hiệu quả. Đồng thời làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng. Lượng chất xơ trung bình mà một người lớn cần nạp là 21-38g/ngày.


Một số loại rau xanh giàu chất xơ mà bạn nên dùng như: măng tây, bông cải xanh, cải bắp, rau thì là,…
Bên cạnh rau xanh, các loại củ quả cũng rất có ích cho hệ tiêu hóa của con người. Bạn cũng có thể sử dụng các loại rau củ quả như: khoai lang, khoai tây, các loại đậu, củ cải đường, cà rốt, ngô, súp lơ, su hào,…


5. Các loại thực phẩm giàu protein


Cá và thịt trắng là loại thực phẩm giàu protein có vai trò tái tạo lại niêm mạc có trong đường ruột, tổng hợp những kháng thể khi đường tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài ra, lòng trắng trứng gà luộc cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn uống cho người mắc rối loạn tiêu hóa. Bởi chúng giúp bổ sung lượng vitamin D, hỗ trợ kháng viêm cho đường ruột tốt hơn cả.


Thức uống lành mạnh dành cho người bị rối loạn tiêu hóa

 

Bên cạnh vấn đề rối loạn tiêu hóa ăn gì thì người bệnh cũng cần chú ý bổ sung thêm các loại thức uống tốt cho cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp cho bạn phục hồi được sức khỏe một cách nhanh chóng.
Uống đủ nước hàng ngày


Việc bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cũng là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người không chỉ riêng những người mắc rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo chứng tiêu chảy nên dễ dẫn đến mệt mỏi và mất nước trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần.


Hoặc có thể uống thêm nước chanh pha loãng và các loại nước chứa Kali và Natri để bổ sung chất điện giải, khoáng chất.


Sinh tố, nước ép trái cây


Nước ép trái cây là thức uống có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Theo đó, thay vì sử dụng các loại trái cây như trên, bạn có thể ép nước hoặc xay sinh tố để uống.


Một số loại trà thảo mộc


Các loại trà thảo mộc thiên nhiên tốt cho sức khỏe và được các bác sĩ khuyên dùng như trà hoa cúc, trà vỏ cam,… Trà hoa cúc chứa tanin giúp hỗ trợ giảm cơn co thắt ở ruột và chữa trị hiệu quả chứng tiêu chảy. Còn trà vỏ cam thì có công dụng làm sạch khuẩn bên trong dạ dày.


Những thực phẩm cần kiêng khi bị rối loạn tiêu hóa


Tùy từng tình trạng rối loạn tiêu hóa mà sẽ có phương thức kiêng khem thực phẩm khác nhau:


Trào ngược dạ dày, thực quản


Người bị rối loạn tiêu hóa có các triệu chứng như đau ngực, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược khi ăn các thức ăn chua thì cần lưu ý:


•    Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, cafe, chocolate,…
•    Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, bạc hà, ớt, thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác chứa hàm lượng chất béo cao.

 

rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì


Đồng thời nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách chậm rãi, thoải mái nhằm giảm bớt triệu chứng.


Người không dung nạp lactose


Một số người không dung nạp được lactose là do không có khả năng sản xuất đủ lactase (enzyme cần thiết để phá vỡ lactose, đây là một loại đường có trong sữa). Theo đó, nếu sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa, sẽ gây tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Đối với người không dung nạp lactose thì sữa đậu nành là thức uống tốt để thay thế cho sữa bò.


Bệnh loét dạ dày


Khi bị loét dạ dày kéo theo khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của ruột non cũng bị phá hủy. Điều này dẫn đến các hệ quả như thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản, và kém hấp thu cho người bệnh. Biểu hiện của loét dạ dày như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là do tiêu thụ các sản phẩm từ lúa mì. Do đó người bệnh cần tránh sử dụng bánh mì, mì ống, bánh quy hay các sản phẩm từ ngũ cốc khác.


Thay vào đó, hãy thực hiện chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất xơ và acid. Cũng như loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa cồn và Xanthine.


Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa của mình do đâu để có được phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời phải biết được rối loạn tiêu hóa ăn gì, kiêng gì, kết hợp với quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn

Tin liên quan