Phương pháp vệ sinh mũi đúng cách để có hệ hô hấp khỏe mạnh

Khi còn nhỏ, ai ai cũng được dạy bài học giữ gìn vệ sinh thân thể để có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày... thì còn có một việc ít được quan tâm: vệ sinh mũi. Cơ thể chúng ta cần phải được bảo vệ từ trong ra ngoài. Vậy nên việc giữ cho hệ hô hấp khỏe mạnh là rất cần thiết. Làm thế nào để mũi luôn sạch sẽ? Vệ sinh mũi đúng cách như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi để có hệ hô hấp khỏe mạnh

 

Khi nào cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý?

 

Nhiều người nghĩ rằng chỉ được phép vệ sinh mũi khi bị bệnh. Hoặc tưởng rằng chỉ những người bị viêm xoang, cảm cúm, nghẹt mũi  mới phải dùng đến phương pháp này. Và câu hỏi được đặt ra: khi nào cần vệ sinh mũi? Liệu việc rửa mũi hàng ngày có gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp hay không? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

 

-    Bạn hoàn toàn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Việc này tương tự như bạn tắm rửa, đánh răng vậy. Duy trì thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Đừng lo lắng việc rửa bằng nước muối mỗi ngày sẽ làm mất đi các vi khuẩn có lợi. Đồng thời việc này cũng không làm giảm chức năng của màng nhầy trong mũi bạn. Tuy nhiên, riêng đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ rửa mũi cho bé theo lời khuyên của bác sĩ.

 

-    Khi bạn bị bệnh, cần tăng tần suất rửa mũi lên 2 lần/ngày. Có thể nhiều lần hơn theo chỉ định của bác sĩ kê đơn.

 

Rửa bằng dung dịch chuyên dụng sẽ giúp làm sạch mũi, loại bỏ vi khuẩn có hại. Đặc biệt nếu bạn bị viêm xoang thì hãy vệ sinh mũi mỗi ngày. Hành động này khiến những chất nhầy, bụi bẩn trong mũi được rửa trôi. Trả lại cho bạn sự thông thoáng, sạch sẽ.

 

Đối tượng có thể dùng sản phẩm vệ sinh mũi

 

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những sản phẩm vệ sinh mũi có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Những sản phẩm này hoàn toàn thân thiện với người dùng. Không gây hiện tượng kích ứng hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bản chất các dung dịch rửa mũi có thành phần muối NaCl với nồng độ 0,9%. Tỉ lệ này rất thấp, không làm tổn thương những vùng da mỏng và nhạy cảm như niêm mạc mũi.


Như đã đề cập đến ở trên, chỉ cho trẻ nhỏ rửa mũi khi chúng bị sổ mũi, viêm mũi. Tránh sử dụng với tần suất liên tục. Đối với người trưởng thành đã phát triển toàn diện thì có thể dùng hàng ngày. Đặc biệt những ai bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc làm trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại nên rửa mũi mỗi ngày. Thời gian lí tưởng nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. Điều này giúp đường hô hấp sạch sẽ, ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn.

 

Phương pháp vệ sinh mũi đúng cách

 

Với những ai lần đầu rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý nên đọc kỹ phương pháp thực hiện. Tránh trường hợp bị sặc nước do vô tình hít thở bằng mũi khi đang rửa. Bên cạnh đói, thực hiện đúng phương pháp sẽ làm tăng hiệu quả vệ sinh mũi.

 

vệ sinh mũi đúng cách 

Bạn nên vệ sinh mũi đúng cách.

 

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ rửa mũi gồm:

 

-    Nước muối sinh lý chuyên dụng NaCl 0,9%. Tuyệt đối không dùng muối ăn để tự pha dung dịch rửa mũi.

 

-    Bình có vòi được thiết kế riêng cho việc rửa mũi hoặc bơm tiêm tròn.

 

-    Khăn lau mặt.


Để thực hiện, bạn hướng về phía trước và nghiêng đầu một góc 45 độ. Điều này giúp dung dịch nước muối dễ dàng chảy từ mũi này sang mũi kia ra ngoài mà không rơi xuống họng. Tiếp đó, đặt vòi của bình dung dịch vào bên mũi vị trí cao hơn. Từ từ nhỏ nước muối vào mũi để dung dịch nhẹ nhàng làm sạch khoang mũi. Vì bạn đang nghiêng đầu nên nước muối sẽ thoát ra ngoài qua cánh mũi còn lại. Lưu ý, trong suốt quá trình này bạn phải thở bằng miệng. Không để tình trạng sặc nước xảy ra. Đồng thời nhớ nhỏ nước muối chậm rãi để niêm mạc mũi quen với việc tiếp xúc dung dịch NaCl 0,9%. Sau khi hoàn tất việc vệ sinh một bên mũi, thực hiện tương tự với bên còn lại.

 

Cuối cùng, xì mũi nhẹ để đẩy hết dung dịch nước muối ra ngoài. Lau sạch mặt mũi bằng khăn mặt khô. Nhớ vệ sinh sạch sẽ bình có vòi hoặc bơm tiêm để sử dụng cho những lần sau.

 

Những lưu ý khi vệ sinh mũi

 

-    Nhiệt độ của dung dịch rửa mũi đủ ấm, tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng. Không nên dùng nước muối quá lạnh. Chúng có thể gây nên hiện tượng co mạch máu, giảm miễn dịch tại chỗ.

 

-    Không ngửa đầu ra sau khi rửa mũi. Hành động này có thể khiến dung dịch chảy ngược vào họng bạn.

 

-    Hít thở hoàn toàn bằng miệng.

 

-    Khi xì mũi, nên dùng tay bịt một bên còn lại. Tránh xì một lúc 2 bên mũi sẽ làm cho dung dịch di chuyển đến xoang khác hoặc vùng tai.

 

-    Vệ sinh mũi với lực tác động nhẹ nhàng, không gây tổn thương đến niêm mạc mỏng manh.

 

-    Kiểm tra dụng cụ trước khi rửa mũi. Nếu thấy tình trạng vệ sinh không tốt, hỏng hóc thì nên mua bộ mới về dùng. Tuyệt đối không dùng chung với người khác kể cả người thân trong gia đình.


Trên đây là phương pháp cũng như những lưu ý để vệ sinh mũi đúng cách. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bản thân và các thành viên thân yêu trong gia đình. Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe.

Tin liên quan