Nguyên nhân chảy máu hậu môn nhưng không đau

Hậu môn là bộ phận cuối của hệ tiêu hoá, nếu gặp triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau thì đường tiêu hoá của bạn có vấn đề. Khi bị chảy máu hậu môn, máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Chảy máu hậu môn có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau qua bài viết dưới đây nhé.

 

Chảy máu hậu môn nhưng không đau

Nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau

Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau.

 

Nứt kẽ hậu môn

 

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc ống hậu môn, gây chảy máu nhẹ, máu chảy ra thường có màu đỏ tươi.

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn là do phân cứng khi đi ngoài. Do đó, để cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần sử dụng thuốc làm mềm phân, tăng chất xơ trong chế độ ăn, thường xuyên ngâm nước ấm.

 

Bệnh trĩ

 

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch trực tràng ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn ra, gây chảy máu. Trong giai đoạn đầu, bệnh trĩ có thể gây chảy máu hậu môn nhưng không đau, vì thế người bệnh thường phát hiện bệnh khi cảm thấy có khối phồng ở hậu môn trong lúc đi đại tiện. Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc làm mềm phân. Tuy nhiên, trong trường hợp trĩ kèm huyết khối, cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch bị giãn, gây ra các cơn đau từ vừa đến nặng thì cần phải tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ búi trĩ.

 

Bệnh trĩ gây chảy máu hậu môn nhưng không đau

Khối u trong đại tràng và trực tràng

 

Khi có khối u trong đại tràng và trực tràng cũng khiến người bệnh gặp tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau. Nếu các tổn thương ung thư tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như cảm giác đầy trực tràng hoặc táo bón, thay đổi kích thước khối lượng phân, sụt cân. Chẩn đoán xác định các bệnh lý này bằng nội soi đại tràng kèm sinh thiết.

 

Nhiễm trùng

 

Bệnh lỵ do các loại vi khuẩn bao gồm Salmonella, Shigella, Campylobacter jejuni, Escherichia coli và Clostridium difficilera,.. gây ra có triệu chứng đau bụng, sốt, tiêu chảy kèm với máu lẫn trong phân. Bệnh lý này thường được điều trị khỏi bằng kháng sinh.

 

Chảy máu từ đường tiêu hóa trên

 

Chảy máu hậu môn có thể là tình trạng bắt nguồn từ dạ dày hoặc tá tràng, với triệu chứng phổ biến là đi cầu ra phân đen. Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều thì có thể xuất hiện máu đỏ tươi lẫn trong phân khi đi đại tiện.

 

Bệnh viêm ruột

 

Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau xuất phát từ bệnh viêm ruột. Hai loại viêm ruột phổ biến bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Bệnh gây ra triệu chứng chảy máu với số lượng ít đến trung bình, máu màu đỏ tươi thường lẫn với phân và chất nhầy. Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc steroid thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm ruột.

 

Bệnh viêm ruột gây chảy máu hậu môn nhưng không đau

Bệnh về túi thừa

 

Túi thừa là những túi nhỏ trong thành đại tràng, thường xảy ra ở những điểm yếu, nơi mạch máu xuyên qua lớp cơ. Theo thời gian, các mạch máu trong thành của các túi này trở nên xơ cứng, dễ bị vỡ và khi bị vỡ có thể gây chảy máu.

 

Angiodysplasia

 

Angiodysplasia là tình trạng mạch máu liên quan đến các tĩnh mạch và mao mạch mở rộng trong thành ống tiêu hoá, tình trạng này hay gặp ở đại tràng phải. Những mạch máu này trở nên dễ vỡ, có thể chảy máu.

 

Chảy máu hậu môn nhưng không đau có nguy hiểm không?

 

Chảy máu hậu môn thường chậm, mãn tính và không rõ ràng cho đến khi chảy máu ồ ạt. Nếu tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau hết sau vài ngày thì có thể chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trường hợp này người bệnh không cần lo lắng quá, chỉ cần ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý, triệu chứng này sẽ tự khỏi.

 

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý và người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:

 

Thiếu máu

 

Chảy máu hậu môn, đặc biệt là với tình trạng máu chảy ồ ạt sẽ gây thiếu máu trầm trọng, từ đó khiến cơ thể xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,...

 

Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu không chỉ làm thai phụ suy nhược cơ thể mà còn khiến thai nhi chậm phát triển dẫn tới sảy thai, thai chết lưu, sinh non.

 

Suy giảm sức đề kháng

 

Chảy máu hậu môn kéo dài gây suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: HIV, sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai,…

 

Ảnh hưởng đến cuộc sống

 

Chảy máu hậu môn khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, lo lắng bất an, từ đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

 

Ngoài các tác hại gây ra bởi hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau nêu trên, tình trạng này kéo dài còn khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, ung thư đại trực tràng, hoại tử hậu môn,... thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

 

 

Chảy máu hậu môn nhưng không đau ảnh hưởng đến cuộc sống

Cách chăm sóc tại nhà khi gặp tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau

 

Một số phương pháp chăm sóc đơn giản tại nhà bao gồm:

 

  • Vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn hằng ngày, sau khi vệ sinh nên lau khô bằng khăn sạch.
  • Uống đủ nước, khoảng 2- 2.5  lít nước mỗi ngày.
  • Ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ từ rau củ và trái cây, tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Tránh đi đại tiện quá lâu.
  • Ngâm vùng hậu môn với nước ấm hằng ngày.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá.

 

Nếu việc chăm sóc tại nhà không giúp tình trạng chảy máu hậu môn cải thiện thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau và một số phương pháp chăm sóc khi gặp triệu chứng này. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày.

Tin liên quan