Trẻ em chưa có hệ thống miễn dịch đường ruột hoàn chỉnh nên đây là đối tượng dễ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa. Theo đó, hội chứng này gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong đường tiêu hóa. Dẫn đến hiện tượng co bóp mạnh gây ra các triệu chứng thông thường như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu,… Tuy nhiên, ở vài trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt. Vậy biểu hiện này có nguy hiểm không và cách xử trí khi trẻ mắc phải trường hợp này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các biểu hiện lâm sàng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… Hơn hết, trong một vài trường hợp, trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể kèm theo sốt. Song, hãy lưu ý sốt không phải là biểu hiện điển hình và thường gặp của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Sốt cao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị viêm một vùng nào đó và phản ứng chống viêm đã làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị mất nước do đi ngoài nhiều, phân lỏng. Lâu dần khiến cho cơ thể trẻ trở nên xanh xao, gầy yếu. Dẫn đến hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch bị suy giảm, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Đồng thời, chúng cũng dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường tấn công hơn, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên, bạn hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa như:
- Sức đề kháng yếu: khi sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... sẽ xâm nhập và gây ra nhiều bệnh cho trẻ, trong đó có cả chứng rối loạn tiêu hóa.
- Lạm dụng kháng sinh: thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn. Điều này làm mất cân bằng sinh thái trong đường ruột, gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ.
- Do nhiễm khuẩn: môi trường sống vệ sinh kém, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, tay hoặc đồ chơi bị nhiễm bẩn cũng là tác nhân gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: do hệ thống men tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện nên khi chế độ ăn uống không khoa học cũng dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bị biến chứng từ bệnh khác: khi bị viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản trẻ thường bị tiết nhiều đờm. Nếu trẻ nuốt đờm rãi trong đó có chứa vi khuẩn nên rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây chứng rối loạn đường tiêu hóa.
Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa có sốt
- Nếu trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ, bạn cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời nhằm phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho con. Song song đó, bản thân người mẹ cũng cần ăn uống khoa học và hợp lý. Điều này sẽ giúp người mẹ đảm bảo cung cấp được nguồn sữa tốt lành nhất cho con.
- Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, bởi chúng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ mất đi các lợi khuẩn và làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Nên rửa tay cho bé và tập thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
- Đồ chơi của các bé cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ ngậm đồ chơi cũng như hạn chế tiếp xúc với thú nuôi.
- Nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
- Bổ sung men vi sinh khi hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn để việc tạo hệ sinh thái vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt
Đối với các bé đã lớn và ăn được, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống chuyên biệt cho bé như sau:
- Thực đơn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Nên đa dạng thực phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng tùy theo độ tuổi và cân nặng của mỗi trẻ.
- Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cần phải nhai nhiều, khó nuốt.
- Nên ưu tiên sử dụng các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Điều chỉnh thời gian ăn giữa các bữa chính và bữa phụ, quà vặt,… sao cho thật cân đối và phù hợp.
- Hãy chia nhỏ các bữa ăn cho bé, lý tưởng nhất là 5 – 6 bữa/ngày.
- Bổ sung thêm các sản phẩm có chứa men vi sinh (sữa chua) để củng cố hệ tiêu hóa vào thực đơn cho bé.
Nhìn chung, nếu được chữa trị kịp thời, trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ khỏi hoàn toàn và ít tái phát. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bạn cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Tránh chủ quan để tình trạng kéo dài, nhất là khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt. Bởi điều này sẽ càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này.