Mối nguy hiểm của Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C)

Các biến chứng về sức khỏe thể chất

Với hầu hết mọi người, táo bón là một triệu chứng tạm thời, có thể điều trị được bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và tăng vận động. Tuy nhiên, khi bạn mắc IBS-C hoặc CIC, bạn phải sống chung với táo bón. Táo bón mãn tính, không được điều trị có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hệ tiêu hóa của bạn. Những tác động này bao gồm:

 

 Mối nguy hiểm của Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C)


• Rò hậu môn: Lực đẩy khi bạn cố gắng tống phân ra ngoài có thể gây rò hậu môn hoặc những vết nứt nhỏ ở hậu môn. Những tổn thương này có thể sẽ khó lành nếu bạn bị táo bón kéo dài. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, đau và chảy máu.
• Nén phân: Khi phân bắt đầu bị nén chặt trong trực tràng, bạn sẽ không thể đẩy phân ra ngài. Điều này được gọi là nén phân. Do sự nén chặt gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của phân, có thể bạn sẽ cần can thiệp y tế để có thể tống phân bằng thủ công.
• Trĩ: Những tĩnh mạch bị phù lên và bị viêm có thể gây chảy máu trực tràng. Chúng thường là kết quả của việc cố gắng đẩy phân và kéo căng quá nhiều.
• Suy dinh dưỡng: Khi bạn mắc IBS, có thể bạn sẽ phải bắt đầu kiêng ăn một số loại thức ăn tốt cho sức khỏe vì chúng làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Kết quả là bạn có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Tình trạng suy dinh dưỡng này có thể gây sụt cân không mong muốn và nhiều vấn đề khác.
• Sa trực tràng: Tình trạng này xảy ra khi trực tràng thoát ra khỏi hậu môn. Điều này có thể khiến cho chất nhầy chảy ra khỏi hậu môn. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở những người có tiền sử táo bón mãn tính và đặc biệt hay xảy ra ở phụ nữ mãn kinh.

Theo Tổ chức Bệnh Crohn & Viêm Đại tràng, những chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp liên quan đến IBS chiếm đến hơn 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm. Đây là một trong những nguyên nhân gây nghỉ việc hoặc nghỉ học, đứng thứ hai chỉ sau cảm lạnh.

Các biến chứng về sức khỏe tinh thần

IBS hoặc CIC có thể gây ra những tác động dài hạn trên sức khỏe tinh thần hoặc chất lượng sống nói chung. Những người mắc một trong hai bệnh này có thể sẽ cảm thấy sợ khi phải đến những nơi công cộng, đặc biệt những nơi không quen thuộc, vì họ lo lắng sẽ không tìm được nhà vệ sinh đủ nhanh. Điều này có thể dẫn đến việc xa cách với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, khiến cho cuộc sống của họ kém vui vẻ hơn.

Sự lo lắng về việc những bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng khác. Lo âu là một yếu tố góp phần gây ra một số bệnh lý tâm thần mãn tính, bao gồm bệnh tim và các bệnh hô hấp mãn tính. Mối liên hệ giữa tinh thần và cơ thể là rất mạnh mẽ khi nói đến IBS.

Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Liệu pháp Điều trị Lâm sàng, những bệnh nhân IBS cũng ghi nhận có mức độ chất lượng cuộc sống thấp hơn so với nhóm dân số Mỹ bình thường. Những người mắc IBS cũng báo cáo có sự sụt giảm về chất lượng cuộc sống lớn hơn so với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hen phế quản hoặc đau nửa đầu.

Việc sống chung với triệu chứng đau bụng do IBS có thể dẫn đến bệnh lo âu về các triệu chứng. Trầm cảm hoặc cảm giác vô vọng kéo dài có thể xảy ra. Ngoài ra, trầm cảm gây ra các triệu chứng khác như giảm vận động, xa lánh những người khác và đau toàn thân.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/ibs-c/the-dangers-of-untreated-ibs-c

Tin liên quan