Cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn và hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý tai mũi họng xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn. Từ đó giúp cho bệnh nhân có thể cải thiện cũng như hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

 

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà 

Khi nào nên áp dụng các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà?

 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá khi cơ thể tiếp xúc gần với các tác nhân gây dị ứng. Những dị nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng thường thấy đó là lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,… Khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu,…

 

cách chữa trị viêm mũi dị ứng


Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng người mắc không nên chủ quan. Bởi nếu không được điều trị sớm, viêm mũi dị ứng có thể tiến triển thành mãn tính. Đây cũng chính là tiền đề dẫn đến bệnh viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn.


Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Ngoài ra, điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiện đang là phương pháp được nhiều người quan tâm và lựa chọn.


Chữa viêm mũi dị ứng bằng các nguyên liệu sẵn có tại nhà


1. Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý


Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh viêm mũi dị ứng nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi. Vì nước muối có khả năng làm loãng dịch nhầy trong mũi vô cùng hiệu quả. Nhờ đó giúp cho việc đào thải chúng diễn ra dễ dàng hơn, giảm hiện tượng tắc nghẽn trong khoang mũi. Không những thế, nước muối sinh lý còn có tác dụng rửa trôi các tác nhân gây dị ứng bám trong niêm mạc mũi.


Để rửa mũi đúng cách với nước muối sinh lý, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau:


-    Sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn trên thị trường hoặc tự pha nước muối có nồng độ 0,9% với tỉ lệ 9g muối biển pha loãng trong 1 lít nước đun sôi để nguội.
-    Bỏ nước muối sinh lý vào bình rửa mũi đã được vệ sinh sạch sẽ và tiến hành rửa mũi.
-    Chuẩn bị tư thế nghiêng đầu một góc 45 độ, há miệng rồi đưa bình rửa mũi vào cánh mũi phía trên. Bóp nhẹ bình rửa để nước muối chảy vào sâu trong mũi.
-    Nước muối sẽ chảy xuống lỗ mũi phía dưới hoặc chảy ra đường miệng. Đồng thời cuốn theo dịch nhầy, bụi bẩn ra ngoài. Lưu ý không ngửa đầu ra phía sau trong quá trình rửa mũi để tránh tình trạng chảy ngược.
-    Xì nhẹ để loại bỏ hoàn toàn lượng dịch nhầy còn sót lại trong mũi.
-    Lặp lại tương tự với cánh mũi còn lại.
-    Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để giúp mũi trở nên thông thoáng và sạch sẽ.


2. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi


Tỏi là nguyên liệu chứa chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn rất tốt. Hơn hết, một số hoạt chất trong tỏi còn có thể làm giảm hiện tượng phù nề, sung huyết niêm mạc mũi. Chính vì thế, sử dụng tỏi sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả.

 

 cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi


Theo đó, bạn có thể sử dụng tỏi để trị viêm mũi dị ứng bằng những cách đơn giản sau đây:


Dùng nước cốt tỏi trộn chung với mật ong theo tỉ lệ 1:2. Lấy bông gòn thấm hỗn hợp này và nhét vào 2 bên cánh mũi 3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Sau đó sử dụng nước muối sinh lý nhỏ lại mũi cho sạch.


Hoặc bạn cũng có thể trộn nước cốt tỏi chung với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm dung dịch lần lượt nhét vào hai bên lỗ mũi và tương tự như cách trên.


Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi làm nguyên liệu để chế biến các bữa ăn hằng ngày.


3. Trị viêm mũi dị ứng bằng gừng


Bên cạnh tỏi, gừng cũng là nguyên liệu dân gian dùng để chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả. Không chỉ là một gia vị thông thường để chế biến món ăn, gừng còn có khả năng tăng sức đề kháng và chống viêm rất tốt.
Để giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân chỉ cần nhai 1 lát gừng đang còn tươi sẽ thấy tình trạng cải thiện rõ rệt.


Hay bạn có thể sử dụng vài lát gừng tươi hãm với nước sôi khoảng 15 phút để uống. Mỗi ngày duy trì uống từ 2 – 3 ly trà gừng ấm, thêm 1 chút mật ong để điều vị và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.


4. Trị viêm mũi dị ứng bằng nghệ


Là một trong những vị thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý một cách tự nhiên, nghệ cũng có thể được ứng dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Loại củ này đặc biệt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa curcumin cao. Do đó, nghệ có khả năng chống viêm, tăng cường sức đề kháng giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.


Có 2 cách sử dụng nghệ để trị viêm mũi dị ứng như sau:


Cách 1: Dùng củ nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và giã nát. Sau đó, hãy vắt lấy nước cốt nghệ và nhỏ vào mũi 2 – 3 lần/ngày.


Cách 2: Trộn đều nửa muỗng tinh bột nghệ với nửa muỗng mật ong nguyên chất lại với nhau. Cho hỗn hợp vào trong miệng và ngậm, nuốt từ từ trong khoảng 15 phút. Duy trì thực hiện cách làm này 2 – 3 lần/ngày.


Lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng theo dân gian tại nhà


Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng các bài thuốc dân gian đường uống có thành phần lành tính và không có độc. Chẳng hạn như gừng (lưu ý không cho mật ong vào trà gừng bởi trẻ dễ bị ngộ độc do Clostridium botulinum).


Viêm mũi dị ứng có thể biến chứng thành bệnh viêm xoang nếu không chữa trị kịp thời. Người bệnh không nên chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà trong thời gian dài. Tối đa 2 tuần điều trị không mang lại hiệu quả gì, tốt nhất người bệnh cần tái khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Tin liên quan