Viêm xoang là tình trạng bệnh tai mũi họng mà mọi lứa tuổi có thể mắc phải. Bên cạnh các triệu chứng thông thường như ngạt mũi, sổ mũi thì viêm xoang gây ù tai, nhức đầu cũng là triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào. Điều này đã khiến không ít người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng bệnh khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng viêm xoang gây ù tai có nguy hiểm không?
Viêm xoang là tình trạng viêm, nhiễm trùng niêm mạc lót trong các hốc xoang. Từ đó gây phù nề, bít tắc các lỗ thông xoang, làm ứ đọng nước và chất nhầy trong mũi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng viêm xoang thông thường như nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức đầu, khó thở,…
Trong cấu tạo sinh học, tai và khoang mũi là 2 bộ phận được nối với nhau qua vòi nhĩ. Chính vì thế, khi dịch mủ ứ đọng tại khoang mũi, chúng hoàn toàn có thể di chuyển đến tai thông qua vòi nhĩ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của tai như viêm tai, ù tai… Do đó, hiện tượng viêm xoang gây ù tai cũng là một trong những triệu chứng thường gặp mà ít người biết đến.
Tuy đây chỉ là một tình trạng phổ biến khiến nhiều người chủ quan. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ gây nhiều biến chứng khá nguy hiểm như điếc vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây ù tai khi bị viêm xoang
Theo nhiều nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ù tai khi mắc viêm xoang. Trong đó có các nguyên nhân điển hình nhất như:
- Nhiễm trùng: Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh tại các hốc xoang sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm, tăng tiết dịch mủ và chất nhầy, làm ứ đọng và tắc nghẽn vòi nhĩ dẫn đến ù tai, đau tai.
- Dị ứng: Nếu người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa,… có thể làm phù nề niêm mạc mũi xoang, làm tắc nghẽn lỗ thông xoang và vòi nhĩ.
- Mắc bệnh đường hô hấp: Khi mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ khiến tuyến nhầy niêm mạc xoang hoạt động quá mức. Do đó, hệ thống lông chuyển trong các lớp niêm mạc xoang hoạt động bất thường hơn và gây tình trạng tăng tiết dịch, phù nề và bít tắc vòi nhĩ.
- Nguyên nhân khác: Dị tật vách ngăn xoang, rối loạn di truyền, sâu răng, nhiễm trùng hàm trên, chấn thương, cơ thể suy giảm sức đề kháng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân viêm xoang có thể bị ù tai, đau đầu.
Biện pháp điều trị viêm xoang ù tai theo Tây y
Để cải thiện và khắc phục tình trạng ù tai, người bệnh trước hết cần phải điều trị bệnh viêm xoang. Bởi đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng ù tai ở người bệnh. Việc chữa trị dứt điểm bệnh viêm xoang không chỉ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe mà còn cải thiện và đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu kèm theo.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh viêm xoang. Bệnh viêm xoang được chia làm 2 dạng đó là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Tùy thuộc vào tình trạng và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.
Điều trị viêm xoang cấp tính
Mục tiêu chính của việc dùng thuốc Tây để điều trị viêm xoang là cải thiện các triệu chứng bệnh. Chỉ khi kiểm soát được các triệu chứng bệnh viêm xoang, tình trạng ù tai sẽ được cải thiện.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng nặng nhẹ của các triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số thuốc sau:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Đây là nhóm thuốc cho tác dụng nhanh, mạnh và hiệu quả ngay tại thời điểm dùng thuốc. Chúng sẽ hỗ trợ làm giảm hiện tượng tắc nghẽn, do đó cải thiện chứng ù tai và các cơn đau đầu cho người bệnh.
- Thuốc co mạch, giảm sung huyết, phù nề: Sử dụng loại thuốc này có tác dụng làm co mạch máu, giảm hiện tượng sung huyết, sưng phù niêm mạc.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong các trường hợp viêm do nhiễm trùng, ngăn chặn tình trạng ổ xoang tiết dịch nhầy và giảm thiểu tần suất của các triệu chứng bệnh viêm xoang.
- Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamine): Có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi do niêm mạc tăng tiết chất trung gian gây dị ứng.
- Một số loại thuốc khác: Thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc nhỏ mũi, thuốc sát trùng,…
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính là tình trạng bệnh viêm xoang cấp tính chuyển biến nặng tạo thành. Những bệnh nhân viêm xoang mạn tính đều bắt buộc phải tiếp nhận điều trị nội khoa đầu tiên. Quá trình điều trị nội khoa vẫn sử dụng các kháng sinh (Amoxiclav, Cefuroxim, Quinolon phổ rộng). Thông thường, quá trình điều trị này có thể kéo dài trong vòng 4 tuần. Các thuốc hỗ trợ kèm theo đó được sử dụng là Corticosteroid tại chỗ, thuốc tiêu nhầy, thuốc co mạch, thực hiện bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước biển,…
Nếu việc áp dụng điều trị nội khoa không thành công, người bệnh sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Nhằm loại bỏ tận gốc các yếu tố, nguyên nhân gây bệnh viêm xoang, bệnh nhân khi phẫu thuật sẽ được cắt bỉ polyp mũi, nhổ răng sâu hay mổ chỉnh hình vách ngăn mũi bị vẹo,… Ngày nay, phẫu thuật xoang chức năng bằng phương pháp nội soi (PESS) là loại phẫu thuật được áp dụng phổ biến. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, đây là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao trong việc chữa trị viêm xoang.
Nhìn chung, viêm xoang gây ù tai hay đau đầu dữ dội đều là các triệu chứng thường gặp ở người bệnh. Vì thế, bệnh nhân nên sớm điều trị viêm xoang để nhanh chóng cải thiện sức khỏe theo hướng tích cực. Từ đó lấy lại được cân bằng trong cuộc sống cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm.