Bị suy giãn tĩnh mạch chân có chạy bộ được không?

Có nhiều thắc mắc mà nhiều nhân suy giãn tĩnh mạch chân thường hỏi bác sĩ. Trong số đó, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là Bị suy giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không? Đây là một câu hỏi rất thú vị. Bệnh nhân luôn được bác sĩ khuyên ăn uống khoa học. Khuyên chú ý đến lối sống hàng ngày. Khuyên tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Nhưng liệu chạy bộ, môn thể thao vốn rất tốt cho cơ thể có thích hợp không? Chúng có khiến tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trở nên xấu đi hay không? Hãy cùng tìm hiểu để có được kiến thức và giải tỏa mối lo âu bạn nhé.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?


Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?


Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch ở chân mất đi chức năng vốn có. Trong cơ thể người, hệ tuần hoàn gồm có động mạch và tĩnh mạch. Động mạch có nhiệm vụ đưa máu giàu oxi từ tim đến các cơ quan, nội tạng. Trong khi đó, tĩnh mạch đảm nhiệm vai trò đưa máu nghèo oxi từ các cơ quan, nội tạng về lại tim. Chu trình này diễn ra tuần hoàn liên tục.


Theo thời gian, tĩnh mạch chịu sự tác động bên ngoài cũng như một số nguyên nhân nội tại. Dần dần tĩnh mạch trở nên suy yếu, bị giãn, giảm chức năng đưa máu về tim. Nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng mực sẽ gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.


Căn bệnh này khiến chân trở nên yếu, thường xuyên nhức mỏi, đau đớn. Khi bệnh biến chứng nặng sẽ gây nên vỡ mạch máu, xuất huyết trong, phù nề. Các khối máu đông xuất hiện gây cản trở lưu thông máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu não vô cùng nguy hiểm.


Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân phân thành các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu bạn sẽ thấy những mạch máu li ti màu đỏ hoặc xanh nổi trên lớp da mỏng ở đùi, sau đầu gối. Các giai đoạn tiếp theo, những mạch máu này phình lớn, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như phù nề, đau nhức chân. Đi lại khó khăn hơn cũng như có thể có những biến chứng không tốt cho cơ thể.


Người bị suy giãn tĩnh mạch chân không nên làm gì?


Khi bị bất cứ bệnh gì, điều đầu tiên cần làm chính là hạn chế để bệnh diễn tiến nặng hơn. Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, có nhiều việc bạn không nên làm hoặc nếu đó là việc bắt buộc thì hãy thực hiện với tần suất thấp.


Đầu tiên, không nên sử dụng giày cao gót. Nữ giới đa phần ưa chuộng giày cao gót bởi chúng tôn lên chiều cao và vóc dáng. Nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch chân. Đôi chân vốn chịu trọng lực lớn của cơ thể nay lại tăng thêm gấp bội khi bạn sử dụng giày cao gót. Đặc biệt với những đôi giày sai kích thước sẽ càng khiến chân bạn đau đớn, khó chịu hơn.


Tiếp theo, chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế các loại đồ ngọt, tránh ăn thức ăn quá mặn. Không ăn thực phẩm chiên xào nhiều chất béo. Tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác. Điều này không chỉ giúp khống chế căn bệnh suy giãn tĩnh mạch mà còn nhiều loại bệnh khác. Rõ ràng là một công đôi ba việc có lợi.
Cuối cùng, thay đổi thói quen làm việc của bạn. Không đứng một chỗ quá lâu, hạn chế mang vác vật nặng. Không ngồi trên ghế làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày. Thay vào đó bạn cần xen kẽ vận động cơ thể mỗi 2-3 tiếng một lần.


Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân có chạy bộ được không?


Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc bảo vệ đôi chân là cần thiết. Tuy nhiên không vì thế mà bạn bỏ luôn cả việc luyện tập thể dục, thể thao. Nên nhớ rằng, vận động hợp lý giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ. Khi nhận được câu hỏi “Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không?” thì tôi xin khẳng định hoàn toàn có thể.

 

suy giãn tĩnh mạch chi dưới có chạy bộ được không


Việc vận động làm cho các cơ được rèn luyện, về lâu dài sẽ rất tốt cho sức khỏe người tập. Nhưng một lưu ý quan trọng là bất kể thứ gì “quá” cũng đều không tốt. Nếu bạn tập thể thao quá sức, bạn sẽ gặp nguy cơ bị chấn thương. Nếu bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch nhưng lại chạy bộ với cường độ cao thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.


Trong giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn nên thường xuyên vận động, chạy bộ. Duy trì việc luyện tập mỗi ngày giúp cơ săn chắc, khỏe mạnh. Chạy bộ mỗi ngày giúp tăng khả năng lưu thông máu, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, suy giãn tĩnh mạch.


Tuy nhiên, nếu bạn có bị suy giãn tĩnh mạch chân nặng thì không nên chạy bộ nhé. Lúc này thành tĩnh mạch không còn đủ khỏe để chịu những lực tác động lớn. Nếu bạn chạy bộ, vận động mạnh có thể gây nên tình trạng chảy máu trong rất nguy hiểm. Bạn chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi. Đừng gây áp lực quá lớn lên đôi chân đang yếu bạn nhé.

Tin liên quan