Các căn bệnh da liễu thường khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Phổ biến hàng đầu trong số đó là bệnh chàm. Người mắc bệnh chàm luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm do làn da nổi những vết đỏ xấu xí. Đồng thời bệnh cũng gây ngứa ngáy, khó chịu, là nỗi ám ảnh cho mọi người. Vậy bệnh chàm da là gì? Những nguyên nhân nào khiến bạn gặp phải chúng? Nếu chẳng may bị bệnh thì đâu là cách điều trị mang lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bệnh chàm da là gì?
Bệnh chàm còn có tên gọi khác là eczema. Đây là một bệnh da liễu thường gặp, chúng xuất ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Trẻ nhỏ không có khả năng tự nhận thức bệnh tật nên phụ huynh, người lớn cần thường xuyên quan sát, chú ý. Sớm phát hiện bệnh sẽ hạn chế được mức độ lây lan cũng như ảnh hưởng đến các bé.
Theo khái niệm y học, bệnh chàm là tình trạng viêm da, nổi mụn nước do các tác nhân nội - ngoại sinh. Các mụn nước này khiến bệnh nhân ngứa ngáy và đau rát. Nếu gãi và làm vỡ mụn nước sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng viêm da có thể là cấp tính hoặc mạn tính và bệnh có khả năng tái phát.
Một thắc mắc khác nhiều người đặt ra: triệu chứng của bệnh chàm là gì? Xin trả lời rằng bệnh chàm có các triệu chứng sau đây (tương ứng với từng giai đoạn phát triển của bệnh).
- Xuất hiện những ban đỏ trên da. Những vết ban đỏ này có thể nhanh chóng biến mất nên ít được chú ý. Hoặc sẽ nhầm với dấu hiệu của dị ứng ngoài da.
- Các mụn nước nhỏ li ti xuất hiện. Những mụn nước kích thước 1 hoặc 2mm xuất hiện thành từng mảng tập trung. Các mụn này vỡ ra (do gãi hoặc tự vỡ) gây đau rát. Đồng thời có thể bị nhiễm trùng hoặc lan rộng bệnh đến vùng da khác.
- Sau khi mụn nước vỡ, da bạn sẽ kết vảy xù xì. Lớp da non có màu sẫm hơn vùng da khác, làm cho mất thẩm mỹ về sau.
Phân loại bệnh chàm da
Bệnh chàm được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng để từ đó bác sĩ da liễu dễ dàng chẩn đoán bệnh và đưa phương pháp trị liệu phù hợp. Các loại ấy gồm:
- Chàm tiếp xúc: Tỉ lệ mắc bệnh cao nhưng mức độ ảnh hưởng nhẹ, điều trị dễ dàng. Loại này thường xảy ra với vùng da hở (tay, chân, mặt…) tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Chàm thể tạng hay còn gọi là eczema cơ địa. Bệnh này liên quan mật thiết với yếu tố di truyền. Do vậy tỷ lệ khởi phát bệnh chàm thể tạng ở trẻ nhỏ lên đến 90%.
- Chàm tổ đỉa: một thể đặc biệt của căn bệnh chàm. Chúng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân hoặc các ngón tay, chân. Vùng da bị chàm tổ đỉa nổi lên gồ ghề trông như những tổ đỉa.
- Chàm đồng tiền: có hình dáng tròn như đồng tiền. Thể bệnh này thường gây nên ngứa dai dẳng vùng bệnh. May mắn bởi bệnh này chỉ làm thương tổn ngoài da và khó chịu cho bệnh nhân. Chúng hiếm khi gây nên những biến nguy hiểm.
- Chàm da dầu: xuất hiện ở những vùng da có tuyến dầu hoạt động mạnh như đầu, lông mày, cánh mũi… Chúng gây nên hiện tượng bong vảy, gàu, ngứa ngáy và làm mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng đến hình ảnh của người bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm da là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến 1 loại chàm trong số kế trên. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tiếp xúc với hóa chất, các yếu tố gây nên kích ứng da như kim loại niken, crom… Đôi khi da quá mẫn cảm nên tiếp xúc với cao su, xi măng… cũng sẽ bị dị ứng da.
Nguyên nhân thứ 2 là do yếu tố di truyền hoặc cơ địa bản thân bệnh nhân.
Nguyên nhân thứ 3 là do nhiễm nấm ở vùng da ẩm, kẽ tay, kẽ chân. Thậm chí sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm cũng là một phần nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân thứ 4 là do tác động bên ngoài như côn trùng cắn chẳng hạn.
Nguyên nhân thứ 5, do hệ miễn dịch của bệnh nhân bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh chàm phát sinh.
Dù nguyên nhân bệnh chàm là gì đi chăng nữa thì chúng đều gây những ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe, tinh thần của người bệnh.
Phương pháp nào điều trị bệnh chàm da hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh chàm da hữu hiệu nhất
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bạn chọn phương pháp trị bệnh phù hợp. Có 2 cách chữa bệnh chàm là dùng thuốc tây hoặc tự chữa tại nhà.
- Phương pháp chữa bệnh chàm da tại nhà
Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh chàm mới chớm phát, trình trạng nhẹ. Mục đích chính là ngăn ngừa, không để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trước hết bạn cần giữ vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ. Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Cần giữ độ ẩm cho da, tránh để da khô. Giữ tinh thần thoải mái, không nên quá stress mà ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh. Việc ăn uống cần có chọn lọc và khoa học.
- Phương pháp chữa bệnh chàm da bằng tây y
Dùng thuốc tây là biện pháp trị bệnh chàm da nhanh chóng, hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc bôi cũng như thuốc uống chuyên trị bệnh chàm. Bạn cần đi khám bác sĩ da liễu để xác định chính xác thể chàm bạn đang mắc phải là gì. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn để bạn dùng thuốc hiệu quả nhất. Nên nhớ dùng thuốc đúng liều, đúng lượng của bác sĩ. Không nên ngưng giữa chừng khi bạn “cảm thấy” đã khỏi bệnh. Trị bệnh cần trị tận gốc, không để lại mầm hiểm họa về sau.